• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Lao động - Việc làm

Phụ nữ làng chài: “Đổi đời” với dịch vụ du lịch

Những năm gần đây, nhiều phụ nữ ở các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) đã nhạy bén nắm bắt cơ hội, mạnh dạn đầu tư làm dịch vụ du lịch để phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho nhiều người khác.

Bí quyết từ chữ “tín”

Chỉ sau 6 năm kinh doanh dịch vụ du lịch, gia đình chị Nguyễn Thị Loan (28 tuổi, thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải) đã xây được căn nhà mới khang trang, dư dả tiền lo cho con cái ăn học và tích lũy được nhiều của cải. Trước đây, chồng chị Loan đi biển, còn chị làm công nhân với mức lương gần 3 triệu đồng/tháng, gia đình thuộc diện khó khăn của xã. Năm 2012, một số khách du lịch đến Hòn Khô (xã Nhơn Hải) ngỏ ý muốn đi lặn biển, ngắm san hô ở Kỳ Co (xã Nhơn Lý), nhà có sẵn chiếc ghe, chồng cầm lái được nên chị Loan nhận lời. Sau một vài lần vận chuyển khách thành công, chị Loan bàn với chồng đầu tư làm dịch vụ du lịch. Chị đảm đương việc giới thiệu, tư vấn các địa điểm ăn uống, nghỉ dưỡng kèm theo giá cho khách lựa chọn, còn chồng thì cầm lái ca nô đưa đón khách đến các điểm du lịch như: Hòn Khô, Cù Lao Xanh, Hải Giang, Kỳ Co…

Chị Bùi Thị Hường (thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải) đang tư vấn giá cả các loại hoạt động dịch vụ cho khách.

Chị Loan cho biết, mỗi khi tư vấn cho khách, chị chỉ giới thiệu những quán ăn chất lượng, giá cả hợp lý... Khi chở khách đi tắm biển, lặn san hô, chồng chị luôn tính đến phương án đảm bảo an toàn cho khách. Đặc biệt, vợ chồng chị không bao giờ nhận “hoa hồng” từ các quán ăn do mình giới thiệu, vì làm như vậy quán sẽ “đôn” giá, gây thiệt cho khách. Chị tâm sự: “Mỗi năm, vợ chồng mình làm dịch vụ du lịch khoảng 8 tháng. Sau khi trừ các khoản chi phí, cũng kiếm được khoảng 200 triệu đồng/năm. Công việc này không vất vả lại cho thu nhập cao nhưng để trụ được lâu thì cần phải giữ chữ tín, không nên “chặt chém” với khách lạ hay người nước ngoài”.

Thôn Hải Nam còn có các chị Bùi Thị Hường, Nguyễn Thị Kiều… cũng thoát khỏi cảnh chạy cơm từng bữa, vươn lên thành hộ gia đình có kinh tế ổn định nhờ biết kinh doanh dịch vụ du lịch.

Xã Nhơn Lý cũng đang “thay da đổi thịt” từng ngày, đời sống của người dân được nâng cao nhờ khách du lịch đến đây ngày càng nhiều. Một trong những phụ nữ đi đầu trong việc đầu tư, phát triển dịch vụ du lịch tại xã Nhơn Lý là chị Nguyễn Thị Hà (49 tuổi, thôn Lý Lương). Nhờ kinh doanh dịch vụ ăn uống và đưa đón khách đến Kỳ Co, trung bình mỗi năm chị Hà thu lãi gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn tạo công ăn việc làm cho 20 người với mức lương từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Theo chị Hà, hiện xã Nhơn Lý có nhiều gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống nên tính cạnh tranh rất cao. Muốn giữ chân khách, món ăn phải tươi ngon, giá cả hợp lý và nhân viên phục vụ phải tận tình, thân thiện. Gia đình chị Hà cũng đầu tư một ca nô chở khách ra đảo Kỳ Co và một xe điện để đưa đón khách ra tận bến. “Trước đây, khách muốn ra bến để đi ca nô qua Kỳ Co phải đi bộ một quãng đường dốc dài. Từ khi có xe điện đưa ra tận bến, số lượng khách đi ca nô ra Kỳ Co ngày càng nhiều hơn. Thời gian tới, tôi sẽ mở thêm dịch vụ homestay để sau khi vui chơi, ăn uống, khách có thể nghỉ ngơi thoải mái mà không cần phải đi tìm những nơi xa”, chị Hà cho biết.

Cần được đào tạo bài bản

Theo chị Nguyễn Thị Mỹ Ninh, Chủ tịch Hội LHPN xã Nhơn Lý, trên địa bàn xã có khoảng 32 chị em kinh doanh dịch vụ du lịch. Hội LHPN xã thường xuyên đến từng nhà hội viên tuyên truyền các quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng “chặt chém” giá cả… Chị Ninh cho biết: “Trong khâu tuyên truyền, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh vấn đề an toàn cho du khách. Khi sóng to, gió lớn, tuyệt đối không được đưa khách du lịch ra đảo. Khi khách lên thuyền phải đảm bảo 100% mặc áo phao. Đặc biệt, giữa các chị em làm dịch vụ không được chèo kéo, tranh giành khách gây mất ANTT”.

Còn chị Mang Thị Huyền Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Nhơn Hải, cho biết toàn xã có khoảng 20 chị làm dịch vụ hậu cần du lịch, trong đó có 13 chị được vay vốn qua tín chấp của hội với số tiền gần 500 triệu đồng. Tuy nhiên, số lượng chị em làm dịch vụ hậu cần du lịch còn thấp, phần lớn là tự phát, chưa được trang bị nhiều kỹ năng. Hội LHPN xã cũng thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho chị em tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch trên biển.

“Hai năm gần đây, số lượng khách đến xã Nhơn Hải tham quan, ăn uống, nghỉ dưỡng khá nhiều nên dịch vụ du lịch tại đây phát triển nhanh. Tuy nhiên, để ngành du lịch của Nhơn Hải phát triển bền vững, ngoài ý thức của người trực tiếp làm dịch vụ thì các cơ quan chức năng cần có sự quản lý chặt chẽ và mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cho người dân”, chị Nga nói.                            

Tùy Phong

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
500 lao động đang làm việc tại FLC Quy Nhơn  (3/11/2016)  
Người thầy đam mê sáng tạo  (28/4/2016)  
Kiểm tra công tác chuẩn bị đào tạo thí điểm nghề Công nghệ sinh học  (28/4/2016)  
Phát động “Tháng Công nhân” năm 2016 và biểu dương CNVC-LĐ tiêu biểu  (25/4/2016)  
Tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 4.700 lượt người  (22/3/2016)  
Tai nạn lao động và những nỗi đau dai dẳng  (19/3/2016)  
Doanh nghiệp cần tuyển hơn 2.200 lao động  (5/3/2016)  
Ẩn họa từ những cơn đau răng  (6/7/2015)  
Lao động là vinh quang  (1/5/2015)  
Gieo chữ ở vùng cao  (18/4/2015)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn