• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

“Bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”

Thông điệp “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn” kêu gọi người dân giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các bệnh không lây nhiễm khác.

Thông tin tại hoạt động truyền thông về bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối, cuối tháng 12.2020 tại Bình Định, ông Lê Xuân Huy - Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang - cho biết: Trong năm 2021, 20 địa phương thuộc địa bàn TX Hoài Nhơn, An Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ sẽ được triển khai mẫu hoạt động truyền thông giảm ăn muối, quản lý, điều trị tăng huyết áp, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ.

Các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm tới 30% tổng số tử vong toàn cầu, chủ yếu là tử vong do các bệnh mạch máu não và bệnh tim thiếu máu cục bộ. Số liệu cũng cho thấy, trong đại dịch Covid-19 đang xảy ra, đa số người tử vong do Covid-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác. Vì vậy, phòng, chống bệnh tim mạch là một chương trình y tế ưu tiên của các quốc gia, trong đó kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch rất quan trọng, đặc biệt nguy cơ do ăn thừa muối.

“Theo WHO, hiện mức tiêu thụ của 1 người trưởng thành là gần 10 g muối/ngày, cao gần gấp đôi mức khuyến cáo của WHO. Muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể, nhưng ăn thừa muối lại là nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn khác. Hiện, đa số người dân Việt Nam đang ăn thừa muối”, ông Huy thông tin.

Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch truyền thông giảm tiêu thụ muối cùng với kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh khác để phòng, chống các bệnh tim mạch nói riêng, bệnh không lây nhiễm nói chung. 

HOÀNG ANH

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Ngăn ngừa biến chứng của tăng huyết áp  (3/1/2021)  
Việt Nam tiến hành thử nghiệm Vaccine Covid-19 mới  (3/1/2021)  
Cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị tai biến mạch máu não  (3/1/2021)  
Phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 tại Việt Nam  (2/1/2021)  
Vaccine Covid-19 thứ hai “make in Việt Nam” chuẩn bị thử nghiệm trên người  (31/12/2020)  
Đồng Tháp cân nhắc phương án giãn cách cục bộ ở cộng đồng phòng Covid-19  (29/12/2020)  
"Nếu người nhập cảnh trái phép nhiễm virus biến chủng sẽ là mối nguy rất lớn"  (29/12/2020)  
Nghiêm túc thực hiện phòng, chống Covid-19  (29/12/2020)  
Số ca mắc và tử vong do bệnh dại cao  (27/12/2020)  
Bệnh Alzheimer  (27/12/2020)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn