• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Cha đẻ của "thần dược" Berberin: Dược sĩ Phan Quốc Kinh qua đời

Trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc hiện đại nhưng Berberin vẫn được coi là “thần dược” chữa bệnh lỵ hiệu quả nhất. Dược sĩ Phan Quốc Kinh, "cha đẻ" của thuốc Berberin đã qua đời vào ngày 16.8.

Nhắc đến các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ nhiều người vẫn nghĩ đó là những bệnh thường gặp, dễ chữa, không ăn nhằm gì so với ung thư, HIV ngày nay. Nhưng nửa thế kỷ trước, căn bệnh này là đại dịch mà Việt Nam phải đối mặt.

TS Phan Quốc Kinh chính là cha đẻ của berberin cùng hàng chục loại thuốc quen thuộc.

Khi ấy, berberin (loại thuốc từ 100% cây cỏ tự nhiên) được coi là “thần dược” cứu sống sinh mạng nhiều người dân. Hàng trăm loại thuốc Tây hiện đại cùng loại ra đời, nhưng berberin vẫn được coi là loại thuốc chữa bệnh lỵ công hiệu nhất, luôn có mặt trong tủ thuốc của các gia đình Việt Nam.

Năm 1970, đất nước ta rất khó khăn, thiếu thốn, thiên tai hoành hành, bệnh dịch bùng phát, đặc biệt là bệnh lỵ. Ở miền Bắc, nhiều người bị tiêu chảy liên tục kiệt sức rồi tử vong.

Một cuộc họp khẩn đã triệu tập các GS, nhà y học, dược học hàng đầu bàn biện pháp dập tắt dịch lỵ. Vấn đề được đặt ra là phải tự sản xuất thuốc trong nước càng sớm càng tốt. 

Lúc này TS Phan Quốc Kinh mới 35 tuổi đã đứng lên thay mặt cho ĐH Y dược xin nhận nhiệm vụ. GS Hồ Đắc Di băn khoăn: “Thuốc các anh làm ra liệu có tốt bằng thuốc của phương Tây không?”.

TS Kinh khẳng định chắc nịch: “Thầy cứ giao cho chúng em, bọn em hứa sẽ tìm ra loại thuốc đó sớm nhất”.

Nhóm nghiên cứu được thành lập gồm 20 người đã cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên đi khắp các làng xã ở miền núi, đồng bằng miền Bắc. Cứ 2 người một xã đến sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc dân gian của các ông lang, bà mế…

Sau 10 ngày, hàng trăm bài thuốc nam điều trị lỵ được đưa về. Nhóm của ông đã chọn ra hơn 20 cây thuốc có khả năng chống vi sinh vật gây bệnh lỵ. Bắt tay ngay vào việc thu hái dược liệu ở Sa Pa (Lào Cai), nhóm chế ra được 2 loại thuốc: Codanxit, Berberin clorid.

Sau đó Thuốc được sản xuất hàng loạt, Bộ Y tế cho phép sử dụng ngay hai thuốc này.

Nhờ 2 loại thuốc này, dịch lỵ ở miền Bắc đã được dập tắt. Trong báo cáo tại trường ĐH Hoàng đế London (Anh), TS Kinh nói về việc dập tắt dịch lỵ bằng thuốc berberin được bào chế từ cây cỏ Việt Nam. Câu chuyện của ông đã làm cả hội nghị kinh ngạc khi chỉ với 1 USD lúc bấy giờ có thể mua được cả nghìn viên berberin.

Theo infonet.vn

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bảo vệ võng mạc, phòng ngừa mù lòa  (18/8/2019)  
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh  (18/8/2019)  
Giành lại sự sống cho trẻ sinh non  (18/8/2019)  
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết  (17/8/2019)  
Từ ngày 20.8, nhiều dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tăng giá  (17/8/2019)  
Khám sàng lọc bệnh tim vào hai ngày 23 và 24.8  (16/8/2019)  
Hướng đến 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT  (15/8/2019)  
Thực trạng phát sinh chất thải nhựa trong y tế  (15/8/2019)  
Tập huấn an toàn thực hành tiêm chủng  (13/8/2019)  
Bình Dương: 119 công nhân cấp cứu do hít phải mùi thuốc diệt mọt  (13/8/2019)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn