• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Bộ Y tế ra chỉ thị khẩn về phòng chống sốt xuất huyết

Tính từ đầu năm đến ngày 29.7, cả nước đã có hơn 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 10 trường hợp tử vong, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.

 

Vệ sinh môi trường, tìm và diệt bọ gậy

Trước tình hình này, Bộ Y tế vừa ra chỉ thị khẩn gửi các địa phương yêu cầu tăng cường công tác phòng chống SXH.

Theo Bộ Y tế, bước vào những tháng cao điểm mùa dịch, cộng với sự diễn biến bất lợi của thời tiết, xen kẽ các đợt nắng nóng kéo dài và các đợt mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh, dự báo thời gian tới số mắc SXH sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống.

Vì thế, để tăng cường phòng, chống dịch SXH, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ thị, yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trong việc huy động mọi nguồn lực trên địa bàn tỉnh để đáp ứng công tác phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch lan rộng và kéo dài.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức 3 chiến dịch lớn diệt lăng quăng (bọ gậy) ngay từ tháng 7 đến hết năm; kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ cộng tác viên, đội xung kích phòng chống SXH; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực nguy cơ cao và các địa điểm tập trung đông người như chợ, trường học, bến xe, bến tàu, bệnh viện.

Bên cạnh đó, cần tăng cường triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm vận động mọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ngay tại hộ gia đình với khẩu hiệu “không có lăng quăng, không có SXH”. Hướng dẫn người dân cách tự xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi vào đẻ trứng, các biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt; tổ chức tốt việc thu dung, phân loại và điều trị bệnh nhân; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và mạng lưới cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch, hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXH.

Tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, các sở y tế thường xuyên tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống SXH, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết cho việc chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân SXH; hỗ trợ cán bộ tuyến dưới trong công tác tập huấn, chẩn đoán, điều trị bệnh.

Song song với việc ra chỉ thị khẩn, Bộ Y tế cũng ban hành quyết định thành lập 8 đoàn công tác kiểm tra giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh SXH tại các tỉnh, thành phố trọng điểm trong tháng 8.

 

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh SXH

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.

Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Theo CM (Chinhphu.vn)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể thấp hơn từ 5 - 10cm khi trưởng thành  (29/7/2019)  
Toàn tỉnh thiếu khoảng 400 bác sĩ  (29/7/2019)  
6 giờ “vàng” của bệnh nhân đột quỵ  (29/7/2019)  
Phòng bệnh viêm màng não mủ  (29/7/2019)  
Siết chặt an toàn tiêm chủng  (28/7/2019)  
Tư vấn can thiệp tại nhà cho trẻ chậm phát triển và tự kỷ  (28/7/2019)  
Việt Nam sắp có vaccine phòng sốt xuất huyết  (27/7/2019)  
Ngăn chặn biến chứng sốt rét ác tính và lây lan cộng đồng  (27/7/2019)  
Tẩm màn phòng bệnh cho người dân vùng trọng điểm sốt rét  (26/7/2019)  
Áp lực căng thẳng, nghiện rượu đều có nguy cơ trầm cảm  (26/7/2019)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn