• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Bệnh sán dây

Bệnh sán dây gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn, bò chưa nấu chín.

Bác sĩ Đoàn Văn Ngư, Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), cho biết: “Ở Việt Nam có nhiều loại sán dây nhưng chủ yếu là 3 loại sán dây: sán dây lợn: Taenia solium, Taenia asiatica; sán dây bò: Taenia saginata. Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người có thể dài 2 -12 m, sán lưỡng tính và sinh sản bằng cách rụng đốt, phát tán trong môi trường và giải phóng trứng. Trâu, bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán hoặc ăn phân người có sán; trứng vào dạ dày và ruột nở ra ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén màu trắng đục - vì thế ta gọi loại thịt có ấu trùng sán là bò gạo, lợn gạo. Người ăn phải thịt này chưa nấu chín sẽ mắc bệnh ấu trùng sán lợn có địa phương gọi là sán cơ, sán não.

Chu trình phát tán, lây nhiễm bệnh sán lợn.

Bệnh ấu trùng sán lợn tùy vị trí phát bệnh mà gây ra các rối loạn chức năng khác nhau như: động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức, có những cơn nhức đầu dữ dội, tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị...

Những biểu hiện khi mắc bệnh dễ nhận biết là: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, thần kinh hoặc dễ cáu gắt; đốt sán theo phân ra ngoài hoặc con sán tự bò ra hậu môn, một số trường hợp xuất hiện trứng trong phân.

Để phòng bệnh ta không ăn thịt lợn, bò chưa nấu chín; sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không thả rông lợn, bò; không ăn rau sống nếu chưa rửa thật kỹ; giữ gìn vệ sinh thật tốt.

THU PHƯƠNG (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Cung cấp i - ốt cho cơ thể: Không nên thiếu, cũng đừng để thừa!  (7/4/2019)  
Giữ gìn thành quả thanh toán bại liệt  (7/4/2019)  
Hơn 15.000 nhà thuốc thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia  (7/4/2019)  
61 học sinh tiểu học ở TP HCM nhập viện sau bữa ăn trưa  (6/4/2019)  
Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại TPHCM chính thức hoạt động  (5/4/2019)  
Khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần liên quan đến stress  (4/4/2019)  
Khám sàng lọc và phẫu thuật mắt miễn phí cho người nghèo  (3/4/2019)  
Sản xuất thành công thuốc tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp  (3/4/2019)  
LHQ nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong hỗ trợ người tự kỷ  (3/4/2019)  
Đảm bảo cung ứng vắc xin phòng bệnh phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván  (1/4/2019)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn