• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

“Châu về Hợp Phố”

Đây là một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt. Trên báo chí, thành ngữ này cũng thường được sử dụng. Thành ngữ này bắt nguồn từ đâu và có nghĩa là gì? 

“Châu về Hợp Phố” vốn là một điển cố gốc Hán, bắt nguồn từ câu “châu hoàn Hợp Phố” hoặc “Hợp Phố châu hoàn” (hoàn: trở về). Điển cố này gắn với địa danh Hợp Phố, một quận xưa của đất Giao Châu, là nơi sản xuất ngọc trai nổi tiếng (châu: ngọc trai, còn gọi là trân châu, về sau chỉ ngọc nói chung). Theo sách Hậu Hán thư, thời Hậu Hán, có tên quan thái thú tham ác ép dân phải đi lấy ngọc châu rất ngặt, vì thế, châu bỏ đi nơi khác hết. Mạnh Thường lên thay, ông bãi bỏ các quy định hà khắc của tên thái thú cũ, cho dân chúng tự do khai thác, sản xuất, chế tác châu. Nhờ đó, châu lại trở về quê nhà Hợp Phố.

Từ câu chuyện trên, người xưa dùng điển “châu hoàn Hợp Phố” để chỉ ý nghĩa “vật trở về chốn cũ” hoặc “nhận lại đồ vật của mình”. Trong Từ điển điển cố văn học, các tác giả Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên giảng điển cố này với nghĩa “chỉ vật đã mất nay tìm lại được” (sđd, Nxb Văn học, 1999, tr.189). Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã sử dụng một cách linh hoạt thành ngữ này ở câu “Thoa này bắt được hư không/ Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về”. Đây là những lời của chàng Kim nói với nàng Kiều ở bên kia tường, với ý “thoa này vô tình nhặt được, không biết chủ là ai để mong trả lại”.

Vào tiếng Việt, từ một điển cố, “châu về Hợp Phố” trở thành một thành ngữ với phạm vi nghĩa hẹp hơn. Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông giảng thành ngữ này với nghĩa “những cái quý giá không mất được, sớm muộn cũng quay về với chủ nó” (sđd, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.133). Nét nghĩa “quý giá” phái sinh trong thành ngữ này có lẽ bắt nguồn từ hình ảnh ngọc châu vốn là những đồ vật quý giá.

Th.S PHẠM TUẤN VŨ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Ðẩy nhanh tiến độ  (2/12/2019)  
Tọa đàm về cơ hội và giải pháp việc làm cho sinh viên  (1/12/2019)  
Đình chỉ 3 cô giáo vụ học sinh mầm non tử vong do kẹt cầu trượt  (29/11/2019)  
Bộ Giáo dục - Đào tạo bãi bỏ thi chứng chỉ ngoại ngữ  (29/11/2019)  
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học  (28/11/2019)  
Tuyển dụng đặc cách - Hy vọng của hàng trăm giáo viên hợp đồng Phú Yên  (27/11/2019)  
Từ tấm thiệp cảm ơn  (27/11/2019)  
“Giá” và “băng”  (27/11/2019)  
Người thầy của sáng tạo, yêu thương  (27/11/2019)  
Công bố 32 bản SGK: Nhà xuất bản Giáo dục chiếm thế thượng phong  (26/11/2019)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn