• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

“Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã tật”.

Thật ra, “dã” và “giã” là những từ hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Việt, “dã” có nghĩa là “làm giảm, làm mất tác dụng của chất, thường là có hại, đã hấp thu vào trong cơ thể”, như trong “dã độc”, “dã rượu”. Như vậy, “dã” gắn liền với một chất cụ thể. Trong thành ngữ “thuốc đắng dã tật”, “tật” là yếu tố gốc Hán, nghĩa là “bệnh”, không phải là một chất cụ thể. Do đó, kết hợp “dã tật” là không ổn.

“Giã” trong tiếng Việt có nhiều từ. Đó là: 1. “làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài bằng cách cho vào cối và dùng chày nện xuống liên tiếp”, như trong “giã bột”, “giã gạo”; 2. “từ giã” (từ cũ), như trong “giã từ”, “giã biệt”; 3. “kết thúc, bắt đầu tan”, là biến âm của “rã”, như trong “giã đám”, “giã hội”; 4. “lưới hình túi do tàu thuyền kéo để đánh bắt cá và các hải sản khác ở tầng đáy hoặc gần đáy biển”, như trong “kéo giã”; “thuyền dùng để kéo giã đánh cá”, như trong “chiếc giã” và nghĩa chuyển từ loại “đánh cá và các hải sản khác bằng giã”, như trong “đi giã”, “nghề giã”.

Nhiều người cho rằng, “giã” trong thành ngữ “thuốc đắng giã tật” là “giã” 1 và “giã tật” có thể hiểu là “đánh bay, đánh tan bệnh”. Tuy nhiên, cách dùng này đã đi khá xa so với nghĩa gốc của “giã”. “Giã” là “làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài”, kết hợp với “tật” cũng không ổn.

Vậy, đâu mới là thành ngữ đúng. Câu trả lời là “thuốc đắng đã tật”. Trong đó, “đã” là một từ cũ có nghĩa là “đã lành bệnh”, “khỏi bệnh rồi” như ghi nhận trong “Đại Nam quấc âm tự vị” của Huình Tịnh Paulus Của hoặc trước đó, “Tự vị Annam Latinh” của Bá Đa Lộc. Kết hợp này càng có cơ sở khi “tật” với nghĩa “bệnh” cũng là một từ cũ, nay hầu như không còn được dùng nữa.

Ngoài ra, còn có dị bản “thuốc đắng đả tật”. Trong đó, “đả” gốc Hán, nghĩa là “đánh, đập”, như trong “đả thương”. “Đả tật” có thể hiểu là “đánh [bay] bệnh”.  Tuy nhiên, trong hầu hết các từ điển tiếng Việt, Hán Việt, chúng tôi không thấy ghi nhận tổ hợp này. 

ThS. PHẠM TUẤN VŨ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Ðảm bảo cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy học  (30/7/2019)  
Bộ Giáo dục - đào tạo sẽ bỏ học bạ, sổ điểm giấy  (30/7/2019)  
58 bài thi điểm 0 ở Tây Ninh tăng điểm mạnh sau phúc khảo  (30/7/2019)  
45 đại học tiếp tục được đào tạo hệ cao đẳng năm học 2019-2020  (30/7/2019)  
Thứ trưởng Bộ Lao động đề nghị rà lại yêu cầu "đại học dừng tuyển sinh cao đẳng"  (29/7/2019)  
Nhiều trường học sẽ tổ chức lễ khai giảng không thả bóng bay  (28/7/2019)  
Hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Chuyển biến tích cực , giàu tính thực tiễn  (27/7/2019)  
45 trường đại học bị yêu cầu dừng tuyển sinh bậc cao đẳng, trung cấp  (27/7/2019)  
Trao chủ trương đầu tư Dự án Trường ĐH FPT - Phân hiệu AI Quy Nhơn  (25/7/2019)  
Trường ĐH FPT cấp học bổng AI cho 10 học sinh Bình Định  (25/7/2019)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn