• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông lớp 1 mới

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được triển khai ở bậc tiểu học từ năm học 2020-2021. Vì vậy, các địa phương đang tích cực chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới đối với lớp 1. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình mới, tổ chức học hai buổi/ ngày ở bậc tiểu học vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.

 

Giờ học tại Trường tiểu học khu đô thị Sài Đồng, Hà Nội.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), chương trình GDPT mới ở bậc tiểu học là chương trình được thiết kế học hai buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá bảy tiết học. Mục tiêu của hoạt động dạy học hai buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, nhất là các hoạt động thực hành, rèn luyện, sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Dạy học hai buổi/ngày cũng hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập, đáp ứng yêu cầu quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.

Việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày không phải là mới. Trong những năm qua, việc dạy học hai buổi/ngày được tổ chức ở nhiều địa phương với tỷ lệ học sinh tiểu học học hai buổi/ngày của cả nước đạt gần 80%. Một số địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học hai buổi/ngày như: Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, (Bộ GD và ĐT) Thái Văn Tài cho biết: Nguyên nhân một số địa phương chưa tổ chức được cho học sinh học hai buổi/ngày do khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân. Bên cạnh đó, trong chương trình mới có thêm hai môn học là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ, cho nên việc bổ sung giáo viên Tin học và tiếng Anh là khó khăn không nhỏ của nhiều địa phương, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế như hiện nay.

Vì vậy, để chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới đối với lớp 1, các địa phương cần tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức dạy học hai buổi/ngày; chuẩn bị đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình GDPT mới; phối hợp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Trong đó, bảo đảm các trường có tỷ lệ một phòng học/lớp, có đủ phòng chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh sạch sẽ; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1. Đáng chú ý, cần bảo đảm sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học. Đối với các địa phương có tỷ lệ giáo viên thấp cần có phương án tuyển dụng để bảo đảm thực hiện dạy học hai buổi/ngày. Bộ GD và ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025. Theo đó, sẽ xây dựng lại và xây mới nhiều trường lớp học, phòng học chức năng... đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới.

 

Toàn quốc hiện có 15.525 trường tiểu học với tỷ lệ trung bình chung là 0,89 phòng/lớp, trong đó miền núi phía bắc đạt 0,90; Tây Nguyên đạt 0,85; Tây Nam Bộ đạt 0,7. Để tổ chức dạy học hai buổi/ngày cấp tiểu học tỷ lệ phòng học phải đạt 1 phòng/lớp.

Theo kế hoạch từ 2017-2020, cả nước đầu tư xây dựng 5.900 phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời; xây dựng bổ sung 6.000 phòng học và 7.770 phòng chức năng; 3.420 phòng thư viện.

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo  QUỲNH NGUYỄN, NGUYÊN KHÔI (Nhân Dân)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Truy tố 5 bị can trong vụ án nâng điểm thi THPT tại Hà Giang  (4/6/2019)  
Trường ĐH Quy Nhơn và TMA lập phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu  (2/6/2019)  
Giáo dục - Đào tạo nghề: Ðầu tư cho ngành, nghề trọng điểm  (1/6/2019)  
Câu chuyện của chàng sinh viên đến từ vùng đất đỏ Tây Nguyên  (1/6/2019)  
Thi THPT quốc gia 2019: Thanh tra chéo trong chấm thi trắc nghiệm  (1/6/2019)  
Cả 7 học sinh Việt Nam đều đoạt giải trong kỳ thi Olympic Tin học châu Á 2019  (31/5/2019)  
Vụ gian lận thi cử: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm trước Quốc hội  (31/5/2019)  
Xã hội hóa trong nhà trường: Quan trọng là tạo dựng niềm tin  (30/5/2019)  
Từ cái trang đến “trang trải”  (30/5/2019)  
Tin vắn  (30/5/2019)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn