• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

“Ổ qua”, “đỗ qua” hay “khổ qua”?

Để chỉ loại quả có tên gọi trong phương ngữ miền Bắc là “mướp đắng”, ở miền Trung và miền Nam, một số nơi gọi “ổ qua”, một số nơi thì gọi “đỗ qua”, một số nơi lại gọi “khổ qua”. Vậy, đâu mới là “tên cúng cơm” của loại trái này?

Tôi tin rằng, từ đúng phải là “khổ qua”.Vậy, “khổ qua” có nghĩa là gì và có liên hệ gì với từ “mướp đắng”?

“Khổ qua” là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “khổ”, tự dạng gồm bộ thảo ở trên, chữ cổ ở dưới, nghĩa gốc là “đắng, vị đắng”, rồi phái sinh nghĩa ẩn dụ “cảnh cực nhọc, vất vả”. “Khổ” trong “nghèo khổ”, “khổ cực”, “đau khổ”, “khổ sở”, “khổ tâm”… trong tiếng Việt đều từ chữ “khổ” này mà ra. Ta lại có thành ngữ “khổ tận cam lai”, nghĩa gốc là “đắng hết thì ngọt đến”, nghĩa chuyển là “hết lúc cực nhọc sẽ đến lúc sướng vui”.

“Qua” trong tiếng Hán vừa là bộ thủ vừa là chữ, có nghĩa là “dưa, các thứ dưa có quả đều là qua” (Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, tái bản lần 5, Thiều Chửu, Nxb Thanh Niên, 2010, tr.482). Trong tiếng Hán, có nhiều loại quả mà tên gọi đều có chung một chữ “qua” này. Chẳng hạn, “tây qua” là dưa hấu (còn được gọi là “dưa hồng”), “nam qua” là “bí đỏ” (miền Bắc gọi “bí ngô”), “mộc qua” là “đu đủ”, “đông qua” là “bí đao”, “ty qua” là “mướp”,“hoàng qua” là “dưa chuột”, “phật thủ qua” là “su su”,…

Vậy, “khổ qua” tức là “dưa [có vị] đắng” mà phương ngữ miền Bắc ta có tên gọi tương đương là “mướp đắng”. Cả “khổ qua” trong tiếng Hán và “mướp đắng” trong tiếng Việt đều có cùng một phương thức định danh. Đó là lấy đặc điểm nổi bật, tiêu biểu của sự vật để gọi tên cho sự vật đó. Đây là phương thức định danh phổ biến trong các ngôn ngữ. Còn “ổ qua”, “đỗ qua” có lẽ là do đọc lệch âm “khổ qua”mà thành. Vì trên thực tế, chúng chỉ xuất hiện trong lời nói hàng ngày chứ không được ghi nhận trong các cuốn từ điển tiếng Việt.

Xin kể thêm một chút với chuyện dưa mướp, ta có điển tích  “qua điền lý hạ”. Điển này được rút gọn từ câu thơ“qua điền bất nạp lý/ lý hạ bất chính quan” trong bài Quân tử hành của Tào Thực. Câu thơ này có nghĩa “đừng sửa dép ở ruộng dưa, chớ sửa mũ dưới cây mận” (vì nếu làm như vậy sẽ dễ khiến người khác nghi ngờ, thậm chí vu cho mình trộm dưa, mận). Điển này khuyên người ta cần thận trọng trong những hoàn cảnh nhạy cảm để tránh bị hiềm nghi, mang vạ. Truyện thơ Quam Âm Thị Kính có hai câu: “Ngán thay sửa dép ruộng dưa/ Dẫu cho ngay chết cũng ngờ rằng gian” là lấy ý từ điển tích này.

ThS. PHẠM TUẤN VŨ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Cô giáo lớp 1  (2/8/2018)  
Trường đại học thực hiện quyền tự chủ, nhiều ngành vẫn khó tuyển sinh  (1/8/2018)  
Ba vấn đề lớn cần khắc phục sau kỳ thi THPT quốc gia 2018  (1/8/2018)  
24 học sinh được xét tặng Giải thưởng Quang Trung về học tập  (31/7/2018)  
Kết quả rà soát công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018 tại Bình Ðịnh: Không có bất thường  (30/7/2018)  
Xét tuyển ÐH: Gần 50% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng  (30/7/2018)  
28 bài thi THPT quốc gia được tăng điểm sau phúc khảo  (29/7/2018)  
150 chỗ ở miễn phí cho sinh viên nghèo, học giỏi  (29/7/2018)  
Đoàn Việt Nam đoạt 5 huy chương tại Olympic Vật lí Quốc tế 2018  (29/7/2018)  
Không phát hiện bất thường trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Bình Định  (28/7/2018)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn