• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Lao động - Việc làm|Hôn nhân - Gia đình|Thế giới quanh ta
Trong tỉnh|Trong nước - Quốc tế
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ÐT PHÙNG XUÂN NHẠ:

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2019

Trong chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV vào sáng 14.5 tại huyện Phù Cát, ÐBQH, Bộ trưởng Bộ GD&ÐT Phùng Xuân Nhạ đã trả lời nhiều câu hỏi của cử tri liên quan đến chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới, những bất cập về chế độ phụ cấp giáo dục, chất lượng giáo dục đại học và vấn đề tinh giản biên chế trong toàn ngành.

Dự kiến, năm 2019 sẽ thực hiện đổi mới chương trình bắt đầu từ lớp 1.

Tăng cường nội dung giáo dục địa phương

Xác định việc đổi mới chương trình phổ thông và sách giáo khoa (SGK) là một trong những nhiệm vụ rất căn bản, người đứng đầu ngành GD&ĐT cho biết, chương trình lần này được thực hiện rất kỹ lưỡng, có sự rà soát để kế thừa, khắc phục những bất cập và tiếp thu thành tựu mới của thế giới. Theo đó, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức theo mạch nội dung và quan trọng là sau 1 tiết học, các em sẽ được nâng cao kiến thức và năng lực xử lý, giải quyết vấn đề. Ngoài ra, chương trình cũng chú trọng phát triển nhân cách cho học sinh.

“Đây được xem là một cải cách để khắc phục tình trạng học quá tải. Học bây giờ là học để biết, để làm việc, để sáng tạo”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Liên quan đến việc biên soạn và nội dung SGK mới, ông cho biết, mọi việc sẽ được thực hiện trên tinh thần “một chương trình - một số SGK” và Bộ GD&ĐT sẽ tạo điều kiện cho những ai có điều kiện trong quy định được tham gia vào việc viết sách.

“Điểm mới là SGK sẽ có khoảng 20% chuyên đề về giáo dục địa phương. Sách mới sẽ không còn phần bài tập để học sinh làm thẳng vào; vì vậy, có thể được dùng trong nhiều năm. Dự kiến, Bộ sẽ bắt đầu thực hiện việc đổi mới chương trình từ năm 2019. Đến nay, đã thử nghiệm xong các chương trình môn học. Tuần này sẽ tiến hành thẩm tra, thẩm định chương trình rồi ban hành chính thức và viết SGK”, Bộ trưởng Nhạ thông tin.

Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy

Cho biết Bộ GD&ĐT đã làm việc và kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh bất hợp lý về phụ cấp cho thầy cô giáo giỏi khi chuyển lên làm ở phòng GD&ĐT, đồng thời đề xuất các loại phụ cấp riêng đối với ngành GD&ĐT, tuy nhiên Bộ trưởng Nhạ cũng nêu quan điểm: Tăng lương phải gắn với tăng năng suất lao động, với hiệu quả công việc, lương được trả theo vị trí việc làm và chức danh, chức vụ, chứ không phải cứ làm lâu năm là được nâng lương.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải thích với cử tri rằng, giảm 10% biên chế đối với lĩnh vực giáo dục theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) phải được hiểu là tinh gọn bộ máy để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả chứ không phải tinh gọn một cách cơ học để đảm bảo chỉ tiêu. Ví dụ các trường học ở gần nhau có thể sáp nhập lại thành một cụm trường liên cấp để giảm đội ngũ ban giám hiệu hay tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm nhân viên phục vụ.

“Dù phải thực hiện rất nghiêm túc các quy định về tinh giản biên chế nhưng các địa phương, đơn vị phải duy trì đúng hệ số giáo viên đứng lớp để đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Tôi đã lưu ý các tỉnh không được giảm cơ học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Tỏ ra khá lạc quan khi cho rằng tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp đang được cải thiện, nhưng Bộ trưởng Bộ GD&ÐT cũng cho rằng: “Rõ ràng trách nhiệm của ngành là phải thắt chặt về cung. Thực tế vẫn còn những trường đại học chất lượng kém dẫn đến “đầu ra” yếu. Ðể khắc phục, chúng tôi đang đẩy mạnh việc kiểm định chất lượng giáo dục các trường đại học và giám sát điều kiện đảm bảo chất lượng. Sau đó, công khai minh bạch mọi thông tin để người dân và xã hội biết”.

NGỌC TÚ

 

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Tuyển sinh đại học năm 2018: Bỏ điểm sàn, có buông chất lượng?  (16/5/2018)  
Sử dụng “phạt” phù hợp để kết nối thầy trò  (16/5/2018)  
Cách chức Hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Nhơn  (15/5/2018)  
Thử nghiệm chương trình GDPT mới: Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ  (14/5/2018)  
Việt Nam chuẩn bị cho kỳ thi nghề thế giới  (13/5/2018)  
Việt Nam giành 4 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý châu Á 2018  (13/5/2018)  
Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Phải đặt quyền lợi của thí sinh lên cao nhất  (12/5/2018)  
“Kiến văn” là gì?  (11/5/2018)  
Trường THCS Ân Tín: Sôi nổi phong trào kể chuyện về Bác  (11/5/2018)  
Cần coi trọng công tác tư vấn tâm lý học đường  (11/5/2018)  
TẤM GƯƠNG HCM
CÔNG TY CP BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH
Agribank
Báo Xuân 2019
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Bất động sản Phú Tài
thương mại điện tử
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn