• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Thế giới quanh ta

Cảnh báo về tình trạng nước biển dâng ở nhiều nước châu Á

Ngày 27.2, giới chuyên gia đã đưa ra cảnh báo nhiều thành phố lớn của các nước châu Á như thủ đô Tokyo (Nhật Bản), thủ đô Jakarta (Indonesia), TP Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thượng Hải (Shanghai, Trung Quốc), là những nơi có nguy cơ cao nhất chịu ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng.

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: fijipocketguide.com)

Các chuyên gia đồng thời kêu gọi các nhà chức trách đầu tư nhiều hơn cho công tác phòng-chống lũ lụt cũng như lên kế di dời tài sản và người dân.

Công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft có trụ sở tại Anh đã tiến hành phân tích 500 thành phố có hơn 1 triệu dân trên khắp thế giới và xác định những nơi có nguy cơ chìm trong nước biển dâng cao từ 67cm đến 2m vào năm 2100.

Cảnh báo này phù hợp với các tính toán khoa học nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng lên với tốc độ hiện nay. Theo kết quả phân tích trên, 11 trong số 15 thành phố có nguy cơ cao nhất là ở châu Á.

Theo ông Rory Clisby, chuyên gia phân tích về biến đổi khí hậu thuộc Verisk Maplecroft, tại châu Á, các thành phố có mật độ dân số cao có xu hướng mở rộng vùng đất mà các nơi khác trên thế giới có thể rời đi.

Nhiều thành phố ở châu Á đang mở rộng quỹ đất nhanh chóng chủ yếu là ở vùng ven biển và vùng trũng, khiến những nơi này dễ bị tác động khi mực nước biển dâng cao, cũng như khi xảy ra tình trạng thời tiết cực đoan như lũ lụt hay giông bão.

Cụ thể, kể từ đầu năm đến nay, thủ đô Jakarta của Indonesia đã hứng chịu 2 đợt mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng. Trong khi đó, tháng trước, thủ đô Bangkok của Thái Lan phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt khi nước biển xâm lấn làm tăng độ mặn.

Ông Rory Clisby nhấn mạnh để giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, các nước nên kết hợp các phương pháp kỹ thuật "cứng và mềm" như xây dựng đê, đập ngăn thủy triều và tái trồng rừng ngập mặn.

Ông Clisby cũng cho rằng nên chấm dứt các dự án xây dựng tại những khu vực dễ bị lũ lụt và các dự án cải tạo đất chưa được tính toán kỹ lưỡng, đồng thời khuyến cáo một số thành phố nên xem xét di chuyển các tài sản quan trọng đến những nơi an toàn hơn.

Ông Rory Clisby khuyến khích nhân rộng mô hình "thành phố bọt biển" như ở Trung Quốc, trong đó kết hợp hệ thống thoát nước bền vững khi xây dựng cơ sở hạ tầng như nhựa đường thấm nước và không gian xanh để giữ nước.

Báo cáo của Verisk Maplecroft cho biết các địa điểm rủi ro nhất trên thế giới là Quảng Châu và Đông Hoản nằm trong Khu kinh tế châu thổ sông Châu Giang, nơi tạo ra 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc và 3,8% tài sản toàn cầu.

Ông Rory Clisby khẳng định đây là trung tâm sản xuất khổng lồ toàn cầu, đồng thời kêu gọi hai vùng này nên xem xét di dời các tài sản quan trọng và đẩy mạnh đầu tư vào các dự án kỹ thuật quy mô lớn.

Các khu vực ở Trung Quốc có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng hiện có gần 8 triệu người sinh sống và đóng góp 348 tỷ USD cho GDP nước này.

Theo ông Rory Clisby, trong khi Trung Quốc và Nhật Bản có nhiều nguồn lực để đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro do lũ lụt, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia lại hạn chế hơn trong ứng phó với những thách thức do tình trạng nước biển dâng.

Indonesia có kế hoạch chuyển thủ đô sang đảo Borneo vì thành phố Jakarta hiện nay nằm bên bờ biển phía Bắc đảo Java vốn đang bị chìm dần và thường xuyên xảy ra lũ lụt.

Ngoài các thành phố kể trên, trong số 15 thành phố đang gặp nguy hiểm còn có Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất), Alexandria (Ai Cập) và cả thành phố New York của Mỹ.

Theo Trần Quyên (TTXVN/Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
EU đầu tư hơn 100 triệu euro cho các dự án ''xanh''  (18/2/2020)  
Nhật Bản sửa đổi luật để người lao động có thể làm việc đến 70 tuổi  (4/2/2020)  
Italy tiêu hủy hơn 9 tấn thịt lợn Trung Quốc nhằm ngăn dịch  (23/1/2020)  
Trung Quốc thu nhiều sách cổ từ Nhật do phát hiện 10 loại côn trùng  (14/1/2020)  
UNICEF: Thế giới có 392.078 trẻ em chào đời trong ngày đầu năm 2020  (3/1/2020)  
Lễ hội trăng rằm cho thiếu nhi Việt Nam tại Australia  (15/9/2019)  
[Video] Thế giới này có thể không cần đến túi nylon  (19/8/2019)  
Trung Quốc dựng hơn 1 triệu cột sạc điện cho ô tô  (29/7/2019)  
Thái Lan phạt nặng người đi xe máy chiếm đường của khách bộ hành  (25/7/2019)  
Trung Quốc thúc đẩy kinh tế ban đêm  (15/7/2019)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn