• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Chào mừng Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9

Thềm nhà có hoa

* Tùy bút của TRÂN NGUYỄN

Là dân phố nên đôi khi thấy ghen tị với người ở quê. Nhất là nếp nhà ở những ngôi làng còn giữ nhiều phong vị hồn xưa tích cũ. Như là buổi xế nay chẳng hạn, ngồi bên hiên ngôi từ đường hơi nhiều tuổi, ngắm hoa tử kinh nở hồng trong nắng. Không biết ai đưa về mà rất nhiều nhà ở làng trồng loài hoa này trước ngõ, trong sân. Hoa này nhiều người gọi là “tường vy”, một số ít gọi là “tử kinh”, một số ít hơn nữa (những người chơi bonsai) trang trọng gọi là “quang tử kinh”. Mình thích cái tên “tử kinh” hơn, là vì nghe nhuốm màu xưa cũ. Người biết chuyện thì bảo: Trồng cây này trong sân, mong chuyện học hành người thân hanh thông, khi cây hoa nở rộ, trong nhà có người có chuyện vui về học hành. Và ở ngôi nhà tôi đang ngồi, nguyên hàng hiên trồng hoa tử kinh nở tưng bừng, như bức bình phong duyên dáng. Những cành mảnh mai, mềm mại và những chùm hoa nghiêng nghiêng, đung đưa khoe sắc. Càng nắng màu hoa càng hồng rực rỡ.

Bên hiên ngôi từ đường hơi nhiều tuổi, hoa tử kinh nở hồng trong nắng.

Hơi nóng trưa hè, dẻo quánh như mật mía... cũng tan chảy dần. Người cũng... “muốn mềm” vì hoa lá, cỏ cây, vì những hơi hướm xưa cũ vẫn như quanh quẩn trong không gian vẫn giữ nguyên kiểu nhà truyền thống “trước cau sau chuối”. Hàng cau ta phía hàng rào nhả bóng gầy gầy xuống vạt rau xanh mướt. Bên hông nhà có hồ nho nhỏ, sen trắng, sen hồng và cá tung tăng, náu dưới bóng cây xoài già. Cây lựu, cây sung be bé mà chiu chít trái. Cây cau cạnh ao có thả thêm dây trầu không quắn quíu. Vườn sau còn giữ giếng nước, trồng chuối, thả toàn gà kiến. Đàn gà “bản địa” nho nhỏ, an lành bới bới, tìm tìm dưới bóng mát những tàu chuối xanh mướt gợi nhớ về những bức tranh dân gian Đông Hồ.

Loanh quanh theo người cô hỏi chuyện cũ để hiểu cái cách ông bà mình đã vun vén, xây dựng nếp nhà một cách yêu thương như thế nào. Đi lên nhà trên ngắm những hoành phi câu đối, sập gỗ, đèn dầu, ống trầu, bình vôi... ghé đầu qua cửa nhà ngang xem mấy cái giường gỗ tuổi gần 100 năm. Lọ mọ xuống gian bếp ngó nghiêng những dụng cụ tưởng đã tuyệt chủng: cối giã bằng gỗ, cối xay lúa bằng tre, cái “muỗng” đường nhỏ còn nguyên cả bệ kê bằng đất nung, nằm nép bên vách, rồi còn cả mâm đồng, chậu đồng, nồi đồng.

Bên thềm nhà dưới bóng mát cây xoài, có bộ bàn ghế để mỗi sớm mai, hay xế xế bạn già rủ nhau uống trà, mùa nào thức nấy đều có món ngon đãi khách: Chuối, ổi, xoài, mãng cầu. Hôm đó, tôi được uống trà và ăn xoài tượng chín cây, mới khèo bằng cù nèo xuống, mật tươm ngọt gắt, thơm trên từng ngón tay.

Ngồi trong không gian mát rượi, nghe người cô già nhẹ nhàng kể chuyện cũ, nhắc người xưa, những vui buồn, yêu thương của cả một thế hệ. Thời gian như dừng lại và những tàn phai trôi đi đâu đó xa xôi. Bỗng nghĩ vu vơ, mai sau còn có bao nhiêu nơi chốn, êm đẹp yên bình để mình tìm về. Mong sao còn mãi những nếp nhà quê với sân vườn tươi màu hoa lá, mát rượi bóng cây, với những con người giản dị nhưng sâu sắc, lặng lẽ giữ gìn, trân quý những gì ông bà để lại làm di sản tinh thần cho những thế hệ sau. Những người trẻ mải mê công việc, vui chơi phồn hoa, khi đến lúc mỏi mệt, sẽ tìm về với nếp nhà yêu thương để nương náu, di dưỡng tinh thần, rồi quay lại cuộc sống với một tâm thế tươi mới, lạc quan hơn.

T.N

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Tìm về quá khứ  (30/8/2019)  
Từ ICISE đến đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa  (1/9/2017)  
Vững bước đi lên cùng đất nước  (31/8/2017)  
Du lịch Bình Ðịnh: Khẳng định điểm đến hấp dẫn  (31/8/2017)  
Bừng sáng Phương Mai  (31/8/2017)  
Quy hoạch bán đảo Phương Mai phát triển du lịch mang tầm cỡ quốc tế  (31/8/2017)  
Quy Nhơn thành phố du lịch biển  (30/8/2017)  
Vợ chồng GS. Trần Thanh Vân và GS. Lê Kim Ngọc: “Là người Việt thì trở về giúp người Việt mình thôi”  (30/8/2017)  
Người đảng viên còn lại của Chi bộ Hồng Lĩnh  (30/8/2017)  
Một gia đình giàu truyền thống cách mạng  (30/8/2017)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn