• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

TX An Nhơn: Bùng phát nuôi yến trong khu dân cư

Khoảng 2 năm trở lại đây, tại các phường, xã thuộc địa bàn TX An Nhơn, tình trạng nuôi yến tự phát trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến. Nhưng chính quyền các địa phương và ngành chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý hoạt động này.

Nhiều nhà nuôi yến “mọc” lên tại khu dân cư Tân Dương (xã Nhơn An).

Nhà yến xen lẫn dân cư

Theo ngành chức năng của TX An Nhơn, đến nay chưa có con số thống kê chính xác về số lượng hộ nuôi yến tại địa phương. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, tại các xã, phường thuộc địa bàn thị xã có không dưới 100 nhà yến đang hoạt động. Nhà nuôi yến chủ yếu tập trung tại các địa phương như phường Đập Đá, Bình Định, Nhơn Hưng và xã Nhơn An. Đáng nói, hầu hết nhà nuôi yến nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Tiếng âm thanh dẫn dụ chim yến phát ra ríu rít cả ngày lẫn đêm; ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, đời sống của nhiều hộ gia đình.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, 69 tuổi, nhà ở đường Lê Hồng Phong (phường Bình Định), than thở: “Chỉ một đoạn đường ngắn từ nhà số 07 đến 25 Lê Hồng Phong đã có 3 gia đình nuôi chim yến. Âm thanh dẫn dụ chim yến phát inh ỏi suốt ngày đêm khiến tôi luôn trong tình trạng đau đầu, mất ngủ. Chưa hết, chim yến tập trung bay lượn trên không trung, thải phân xuống sân thượng và mái nhà của nhiều hộ dân ở liền kề; gây mất vệ sinh và nguy cơ lây lan dịch bệnh”.

Bên cạnh đó, tại một số khu dân cư mới được quy hoạch trên địa bàn TX An Nhơn, một số chủ đất kết hợp xây dựng nhà ở và nuôi yến. Đơn cử, tại khu dân cư Ngãi An, Phò An (phường Nhơn Hưng) và khu dân cư Tân Dương (xã Nhơn An), hàng loạt nhà yến được mọc lên trong khoảng 1 năm trở lại đây. Tại các khu vực này, nhiều căn nhà xây dựng khang trang, kiên cố từ 3 - 4 tầng; chủ nhà kết hợp “hai trong một”, ở tầng trệt và nuôi yến các tầng còn lại. Để thu hút, dẫn dụ yến, các hộ nuôi yến lắp đặt hệ thống âm thanh và mở suốt ngày đêm với tiếng kêu ríu rít, nghe rất khó chịu. “Người nuôi yến có cơ hội làm giàu, còn chúng tôi ở gần thì ngày đêm liên tục bị tra tấn bởi âm thanh phát ra để dụ yến”, một người dân ở khu vực Tiên Hòa, phường Nhơn Hưng, bức xúc.

Lúng túng trong quản lý

Ông Nguyễn Tấn Đức, Chủ tịch UBND xã Nhơn An, cho biết: Nhiều trường hợp sau khi trúng đấu giá đất tại các khu dân cư mới quy hoạch, họ xin giấy phép xây dựng nhà ở, rồi sau đó kết hợp luôn việc nuôi yến. Khi UBND xã phát hiện thì mọi chuyện đã rồi nên rất khó xử lý; mặt khác, chính quyền địa phương cũng không đủ thẩm quyền xử lý đối với các công trình xây dựng. Bởi UBND TX An Nhơn là đơn vị cấp phép và người dân xây nhà đúng với số tầng đã xin phép.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch UBND phường Bình Định, cho rằng: Tất cả các hộ nuôi chim yến ở phường Bình Định đều hoạt động tự phát. Nhà nước không khuyến khích, nhưng cũng không cấm nuôi chim yến; mặt khác, chưa có chế tài xử phạt cụ thể đối với các hộ nuôi yến tự phát. Thực tế này khiến địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quản lý hoạt động nuôi chim yến. Địa phương mong các ngành, các cấp sớm ban hành quy định cụ thể để có cơ sở, chế tài quản lý, xử lý hoạt động nuôi yến trong khu dân cư.

Trong khi đó, đại diện Phòng Kinh tế TX An Nhơn, cho biết: Theo quy định, hộ nuôi yến phải đến UBND các xã, phường khai báo. Thế nhưng, thực tế có rất ít hộ chấp hành khai báo với chính quyền địa phương và phòng chức năng liên quan. Đến nay, cơ quan thẩm quyền của tỉnh chưa xây dựng, quy hoạch cụ thể vùng được nuôi hoặc không được nuôi yến; cũng như chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp nuôi tự phát trong khu dân cư. Do đó, việc quản lý hoạt động nuôi yến gặp không ít khó khăn. Nghề nuôi yến mang lại lợi nhuận khá cao, nhưng người dân ồ ạt nuôi tự phát sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi xảy ra dịch bệnh.

VĂN LỰC

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Số tàu cá vi phạm lãnh hải nước ngoài giảm mạnh  (24/4/2019)  
Khắc phục “thẻ vàng”: Cần sự vào cuộc của địa phương  (24/4/2019)  
Kiểm tra công tác PCCC rừng tại huyện Hoài Ân  (24/4/2019)  
Đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị Nhật Bản  (24/4/2019)  
Chi phí logistics quá cao làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá  (24/4/2019)  
Cát Thành nỗ lực về đích nông thôn mới  (24/4/2019)  
Nghề mành chụp: Dễ làm, hiệu quả cao  (24/4/2019)  
Mở rộng nhà máy, đẩy mạnh xuất khẩu  (23/4/2019)  
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất áp giá sàn các dự án PPP  (23/4/2019)  
Xuất khẩu lâm sản tăng gần 18%  (23/4/2019)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn