• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Bạn đọc viết

Đốt rơm rạ sau thu hoạch: Lãng phí và gây ô nhiễm môi trường

Vào mùa thu hoạch lúa vụ Thu năm nay, do rơm rạ sau thu hoạch bán không được, nhiều nông dân đã đốt bỏ ngay trên đồng ruộng, gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường, khiến đất chai cứng, giảm đi độ màu mỡ.

Mới đây, người dân đốt bỏ rơm rạ ở những đám ruộng quanh nhà, khiến lửa cháy lan vào vườn nhà dân gây nguy hiểm. Khoảng 12 giờ trưa ngày 11.9, một hộ dân ở đội 19, thôn Thanh Quang, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) đốt đám rạ làm cháy lan sang các đống rơm trong vườn nhà ông Lê Văn Dùng (ở cùng địa phương), làm thiệt hại tổng cộng 6 mẫu rơm dự trữ (1 mẫu bằng 5.000 m2), 1 chuồng bò lợp tôn, và 1 con bò bị bỏng.

Nông dân xã Nhơn Hạnh (TX An Nhơn) đốt bỏ rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch lúa vụ Thu.

Theo ông Huỳnh Văn Hải, Phó Giám đốc HTXNN Phước Thắng, hơn 970 ha ruộng vụ Thu vừa thu hoạch xong, chỉ rất ít diện tích gần đường giao thông dễ vận chuyển mới có người đến mua rơm, riêng HTX cũng chọn mua được 5 ha rơm chất lượng để dự trữ, không dám mua nhiều. Với lượng rơm tồn quá lớn, sợ mưa ảnh hưởng, bà con cũng đã đốt bỏ. Tương tự, ở xã Nhơn Hạnh (TX An Nhơn), nông dân cũng đốt bỏ rơm rạ sau thu hoạch. Ông Trần Ngọc Thanh, Giám đốc HTXNN Nhơn Hạnh, cho hay: “2 vụ sản xuất Đông Xuân và vụ Thu năm nay không ai mua rơm rạ nên các thành viên đốt bỏ để trống đất sản xuất vụ sau”.

Rơm rạ dù là phế phẩm nông nghiệp nhưng vẫn có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu bò, phủ bề mặt chống xói mòn đất, giữ độ ẩm cho rau màu, làm phân bón hữu cơ, trồng nấm. Tuy vậy, đa phần nông dân do chưa am hiểu các kỹ thuật xử lý rơm rạ để dùng trong đời sống, sản xuất nên buộc phải đem đốt bỏ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, rất lãng phí. 

XUÂN THỨC

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”  (15/9/2019)  
TP Quy Nhơn: Nướng thịt trên vỉa hè, ảnh hưởng môi trường  (11/9/2019)  
Đường vào khu du lịch Thác Đổ hư hỏng nặng  (8/9/2019)  
Vấn đề tôn tạo, trang trí Khu du lịch Eo Gió  (7/9/2019)  
Cần chấn chỉnh trật tự việc họp chợ Quán Mới  (2/9/2019)  
Đống rác giữa thị trấn  (25/8/2019)  
Nỗi lo của em Hạnh  (22/8/2019)  
Hoạt động quán bar ảnh hưởng khu dân cư  (17/8/2019)  
Xóm Lộc Đông, thôn Lộc Hạ... ngập rác  (5/8/2019)  
Nhiều nắp đậy mương nước dọc QL 19 bị mất  (31/7/2019)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn