• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Trong nước

Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước chưa đạt như kỳ vọng

Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa đạt được như kỳ vọng đầu tư. Ngoài những nguyên nhân khách quan (như chính trị, chính sách đầu tư nước sở tại...) thì nguyên nhân chủ quan là vấn đề về năng lực quản lý, quản trị rủi ro, năng lực dự báo thị trường và kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài.

Báo cáo mới nhất về vấn đề này vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội, tính đến ngày 31.12.2019, có 27 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối có dự án đầu tư ra nước ngoài, thực hiện đầu tư tại 130 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản, xây lắp và vận tải hàng không, bệnh viện, chế biến dược phẩm... với tổng vốn đầu tư đăng ký là 12.075 triệu USD.

Trong đó, một số tập đoàn có số vốn đầu tư đăng ký lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN, chiếm 56%), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel, chiếm 25%), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (chiếm 12%); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (chiếm 4,3%).

Năm 2019, tổng số vốn thực hiện đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp là 289,96 triệu USD, tập trung tại các dự án của PVN (72,08 triệu USD) và Viettel (188,44 triệu USD). Các khoản đầu tư này là tiếp tục thực hiện theo kế hoạch của các dự án từ các năm trước. Trong năm 2019, không phát sinh dự án đầu tư mới ra nước ngoài.

Lũy kế đến ngày 31.12.2019, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đã thực hiện của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước là 6.521,46 triệu USD. 3 tập đoàn: PVN, Viettel và VRG là các doanh nghiệp có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất với giá trị đầu tư ra nước ngoài lần lượt là 3.445,64 triệu USD (chiếm 52%); 1.795,36 triệu USD (chiếm 27,54%) và 936,02 triệu USD (chiếm 14,36%).

Về tình hình thu hồi vốn, trong năm 2019, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã chuyển về nước tổng số tiền là 434,97 triệu USD, trong đó thu từ lợi nhuận, cổ tức được chia cho nhà đầu tư chuyển về nước là 227,68 triệu USD (chiếm 52,37%); thu hồi vốn đầu tư 132,4 triệu USD (chiếm 30,44%); giải tỏa bảo lãnh cho công ty con vay 57,23 triệu USD (chiếm 13,11%); thu từ lãi cho vay 7,42 triệu USD (chiếm 1,71%).

Trong đó, chủ yếu (chiếm 95,39%) là từ các dự án của PVN (300,94 triệu USD) và Viettel (113,7 triệu USD); còn lại 6 doanh nghiệp khác chuyển về nước số tiền 20,34 triệu USD và 18 doanh nghiệp không phát sinh số thu hồi/chuyển về nước trong năm 2019.

Lũy kế đến ngày 31-12-2019, 10/27 doanh nghiệp đã có thu hồi vốn đầu tư từ các dự án tại nước ngoài với số tiền 2.981,3 triệu USD, bằng 45,72% vốn đầu tư đã thực hiện, gồm: PVN đã thu hồi 2.114,86 triệu USD (bằng 61,38% vốn đầu tư thực hiện); Viettel đã thu hồi 810 triệu USD (bằng 45,12% vốn đầu tư thực hiện); 8 tập đoàn, tổng công ty (VRG, VNPT, Petrolimex, Vinachem, Tổng công ty Hợp tác kinh tế; Tổng công ty Mobifone, Tổng công ty Hàng không Việt Nam...) chuyển về nước 56,45 triệu USD.

Năm 2019, có 87/130 dự án báo cáo về doanh thu, lợi nhuận với tổng doanh thu tại nước ngoài là 7.021,88 triệu USD, bằng 127,16% so với năm 2018. Trong đó, 53 dự án có lợi nhuận với tổng lợi nhuận 565 triệu USD, tăng 39 triệu USD và bằng 107,42 % so với năm 2018.

Có 33 dự án bị lỗ với số lỗ là 156 triệu USD, giảm 201 triệu USD và bằng 43,74% so với năm 2018. Số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam là 206,3 triệu USD, giảm 25,04 triệu USD và bằng 89,18% so với năm 2018.

Trong số các dự án đầu tư tại nước ngoài, có 47 dự án bị lỗ lũy kế với số lỗ lũy kế là 1.048,57 triệu USD. Tuy nhiên, còn một số dự án chưa báo cáo doanh thu, lợi nhuận nên chưa có cơ sở để đánh giá về hiệu quả đầu tư của các dự án này.

Theo Chính phủ, có một số dự án khó khăn, tiềm ẩn rủi ro và tồn tại, chưa có hiệu quả đầu tư, bao gồm các dự án khai thác, thăm dò dầu khí phải dừng, giãn tiến độ hoặc thực hiện thủ tục kết thúc (có tỷ trọng vốn đầu tư cao); các dự án trồng và chế biến cây cao su, một số dự án vẫn còn trong giai đoạn đầu tư hoặc mới đưa vào khai thác và đang lỗ kế hoạch, tiềm ẩn rủi ro (chính sách đất đai, thuế, lao động; rủi ro thị trường.

Một số dự án viễn thông có số lỗ lũy kế lớn hoặc mất quyền kiểm soát và rủi ro tỷ giá; một số dự án không hiệu quả thuộc các lĩnh vực khác vẫn đang hoạt động hoặc dừng triển khai như Dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào, Dự án thành lập Hãng hàng không quốc gia Campuchia... cũng thuộc diện cần giám sát thường xuyên.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa đạt được như kỳ vọng đầu tư. Ngoài những nguyên nhân khách quan (như chính trị, chính sách đầu tư nước sở tại...) thì nguyên nhân chủ quan là vấn đề về năng lực quản lý, quản trị rủi ro, năng lực dự báo thị trường và kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài, báo cáo nêu rõ.

Theo ANH PHƯƠNG (SGGP)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
29 người còn mất tích  (15/10/2020)  
Covid-19: Ngăn chặn dịch xâm nhập là rất quan trọng tại thời điểm này  (15/10/2020)  
Gần 600 người tập trung cao độ tìm kiếm cứu nạn tại Rào Trăng 3  (14/10/2020)  
Hai trận động đất liên tiếp xảy ra ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi  (14/10/2020)  
Ủy ban thường vụ Quốc hội: Bộ sách Cánh diều đang có những hạt sạn  (14/10/2020)  
Thông tuyến đường sắt Bắc-Nam sau mưa lũ tại khu vực miền Trung  (14/10/2020)  
TP Hồ Chí Minh thành lập Khu cách ly y tế tập trung Covid-19 tại khách sạn  (14/10/2020)  
Tạm dừng sử dụng lô vaccine liên quan đến một trẻ tử vong sau tiêm chủng  (14/10/2020)  
Bão số 7 đang ở ngay phía Nam đảo Bạch Long Vĩ, giật cấp 10  (14/10/2020)  
Lãnh đạo thủy điện Rào Trăng 3 xác nhận 3 công nhân đã tử vong  (14/10/2020)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn