• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Trong nước

Đề nghị tăng tiền công tiêu hủy heo

Tổng số heo bị bệnh chết, buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn. Tính theo giá thị trường (đang ở mức thấp) hiện thiệt hại do dịch khoảng 3.600 tỷ đồng.

 

Tiêu hủy heo bệnh trên địa bàn huyện Phú Giáo, Bình Dương

Tại cuộc họp giữa Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và đại diện 35 tỉnh, thành phố để thống nhất cách thức, mức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có heo bị chết, tiêu hủy bởi dịch tả heo châu Phi diễn ra ngày 4.6, Bộ NN-PTNT cho biết, đã có 55 tỉnh và thành phố xuất hiện ổ dịch.

Tổng số heo bị bệnh chết, buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn. Tính theo giá thị trường (đang ở mức thấp) hiện thiệt hại do dịch khoảng 3.600 tỷ đồng.

Đề xuất tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng, hiện nay phương án hỗ trợ thiệt hại hộ dân, doanh nghiệp có heo bị chết phải tiêu hủy đang thực hiện theo Nghị quyết 16 của Chính phủ với mức bằng 80% giá thị trường và tính theo ký. Nhưng lực lượng chức năng không thể đi cân hết được trong điều kiện thiếu nhân lực. Vì vậy, đề nghị áp dụng cách hỗ trợ theo nhóm heo mà tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh đang áp dụng. 

Theo đó, cần phân ra 5 nhóm heo. Heo sữa có mức hỗ trợ: 250.000 đồng/con; heo con cai sữa dưới 2 tháng tuổi: hỗ trợ 500.000 đồng/con; heo thịt từ 2 đến 4 tháng tuổi (từ 30 đến 80kg) hỗ trợ 1,5 triệu đồng/con; heo thịt từ 4 tháng tuổi trở lên: 2,5 triệu đồng/con; heo nái đang khai thác: 3,5 - 4 triệu đồng/con.

Tuy nhiên khi thảo luận tại cuộc họp, hầu hết các ý kiến đề nghị tiếp tục phương án hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết số 16 của Chính phủ, đó là hỗ trợ bằng cân với mức tối thiểu bằng 80% giá thị trường. Toàn bộ chi phí hỗ trợ được trích từ ngân sách dự phòng của địa phương. Các địa phương cũng đề xuất nâng mức hỗ trợ lực lượng tiêu hủy heo bệnh bằng với mức thuê nhân công ở địa phương hiện nay, dao động 300.000-500.000 đồng/ngày.

Ngày 4.6, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, đã có công văn yêu cầu UBND huyện Ia H’Drai khẩn trương triển khai công tác phòng chống bệnh dịch trên địa bàn, sớm khống chế dập tắt ổ dịch, không để lây lan thành dịch. Tính đến ngày 3-6, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã có 644 con heo của 121 hộ dân bị chết và đã được cơ quan chức năng tiêu hủy.

Tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện các ổ dịch ở xã Hòa Phú TP Buôn Ma Thuột, xã Ea Rốk và xã Ea Bung huyện Ea Súp. Ngành chức năng cũng phát hiện 16 con heo bị bệnh vừa chết ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông... Hiện 11/13 tỉnh thành ở ĐBSCL hiện đã có dịch, trừ 2 tỉnh Long An và Bến Tre.

Tại Long An, 8 trạm kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông nỗ lực kiểm soát 24/24 giờ đối với hoạt động vận chuyển heo, sản phẩm từ heo ra, vào địa bàn tỉnh. Trong khi từ ngày 5.3 đến nay, Bến Tre triển khai các chốt kiểm soát tạm thời dịch bệnh động vật trên cạn. 

 

Trong buổi họp về kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2019 vào chiều 4-6, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, cho biết, TP sẽ khám xét các điểm giết mổ trái phép khi cần. TPHCM đang tập trung nhiều biện pháp phòng chống dịch như, phối hợp các tỉnh thành lân cận để kiểm soát việc đưa heo về TPHCM giết mổ, tiêu thụ; lập nhiều chốt di động để giám sát chặt chẽ nguồn heo, các xe chuyển heo vào địa bàn. UBND TP cũng đã chỉ đạo các quận huyện kiểm tra và cần thiết phải chuẩn bị lệnh khám xét những trường hợp giết mổ trái phép. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, cố gắng khu trú, không để dịch lây lan, mất kiểm soát.

Theo SGGP

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Chủ tịch Quốc hội lý giải việc đại biểu chưa thống nhất quy định về lái xe sử dụng rượu, bia  (4/6/2019)  
Ít có khả năng “bong bóng” bất động sản, đất nền có thể tiếp tục tăng giá  (4/6/2019)  
Sớm nâng tốc độ chạy tàu lên 100 km/giờ  (4/6/2019)  
Phát động phong trào 'Chống rác thải nhựa' tại Quảng Nam  (4/6/2019)  
Phân biệt tôm hùm đất với tôm hùm đỏ  (4/6/2019)  
Chim trời gây lây lan dịch tả heo châu Phi  (4/6/2019)  
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ  (4/6/2019)  
Công điện của Thủ tướng về phòng chống dịch tả heo châu Phi  (4/6/2019)  
Thủ tướng gửi thư biểu dương việc làm Huế đẹp hơn, thơ mộng hơn  (3/6/2019)  
Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề phòng, chống xâm hại trẻ em  (3/6/2019)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn