• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Trong nước

Thị trường bất động sản đang đi xuống rất mạnh

Quy định về xây dựng, quy hoạch, đất đai, giải phóng đền bù, đấu thầu, đấu giá... được siết chặt khiến các hoạt động trên thị trường giảm mạnh.

Sáng nay (16.5) tại Hà Nội, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Bất động sản 2019 - xu hướng đầu tư".

Theo đánh giá của các chuyên gia tại diễn đàn, thị trường bất động sản của nước ta đang tăng trưởng chậm lại, sau hơn 4 năm phục hồi. Trong những tháng cuối năm, thị trường sẽ gặp khó khăn. Chi phí huy động vốn và chi phí tiếp cận đất đai vẫn còn nhiều ách tắc gắn với nhiều rủi ro pháp luật cần phải sớm giải quyết.

Các diễn giả trao đổi tại diễn đàn bất động sản 2019.

Đối với phân khúc nhà ở, việc khắc phục tình trạng bất động sản tồn đọng gắn với nợ xấu vẫn đang được các ban ngành, địa phương thực hiện. Trong khi đó, nhóm bất động sản giá thấp, nhà ở xã hội đang gặp khó khăn.

Các chuyên gia cũng nhận định, bất động sản du lịch và bất động sản công nghiệp sẽ là những phân khúc sẽ phát triển tốt trong thời gian tới, do chính sách của Nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sự dịch chuyển dòng vốn từ một số nước vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, trong quý 1, tại thành phố Hồ Chí Minh, số dự án được cấp phép giảm 67%, cấp phép xây dựng đối với các công trình nhỏ lẻ của người dân cũng giảm 16%.

Tại Hà Nội, lượng cung cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy lượng hàng đưa ra thị trường được giao dịch với tỷ lệ cao, nhưng đang có khuynh hướng giảm dần, và sẽ giảm mạnh trong nửa cuối năm nay.

Nguyên nhân thị trường bất động sản đi xuống là do các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ "siết chặt" cho vay bất động sản và sự phát triển không tách rời với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

“Những quy định về xây dựng, quy hoạch, đất đai, giải phóng đền bù, đấu thầu, đấu giá, thủ tục hành chính được siết rất chặt. Không những các công trình mới đăng ký mà cả những công trình đã triển khai 5-7 năm rồi vẫn bị đình lại, vẫn bị rà soát. Vì vậy, đất và tiền đều bị hụt mạnh, nên thị trường bất động sản đi xuống là cũng đúng”, ông Nguyễn Trần Nam cho hay.

Dịp này, Ban tổ chức đã trao chứng nhận cho 20 dự án "đáng sống" và các giải phụ như: công trình xanh tốt nhất; dự án nhà ở, khu đô thị có kiến trúc độc đáo nhất và căn hộ thông minh./.

Theo Thành Trung (VOV1)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Tư nhân làm dịch vụ công, tăng minh bạch để hạn chế tiêu cực  (16/5/2019)  
Triển khai dịch vụ thanh toán viện phí bằng thẻ khám chữa bệnh  (16/5/2019)  
Thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế còn thấp  (16/5/2019)  
Công bố bài tập thể dục mẫu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi cộng đồng vận động  (15/5/2019)  
Quy định chặt việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất  (15/5/2019)  
Dịch tả lan rộng đẩy giá heo hơi giảm mạnh  (15/5/2019)  
180 đại biểu tham dự Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm  (15/5/2019)  
Cầu Vàm Cống sẽ liên kết để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL  (15/5/2019)  
Thủ tướng: Doanh nghiệp Áo cần nắm bắt cơ hội đầu tư vào Việt Nam  (15/5/2019)  
Cháy rừng trong đêm ở Điện Biên, huy động hàng trăm người dập lửa  (15/5/2019)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn