• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Lao động - Việc làm|Hôn nhân - Gia đình|Thế giới quanh ta
Trong tỉnh|Trong nước - Quốc tế
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Trong nước

Huế sẽ di dời 4.200 hộ dân khỏi khu vực I di tích Kinh thành

Tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến chi gần 2.800 tỷ đồng để di dời hơn 4.200 hộ dân khỏi khu vực I di tích Kinh thành.

Tại cuộc họp báo chiều 8.10, ông Phan Văn Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết,  đơn vị đang phối hợp với TP Huế lên kế hoạch di dời các hộ dân khỏi khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Nhiều hộ dân vẫn sinh sống tạm bợ trên Thượng thành. Ảnh: Võ Thạnh

Theo ông Tuấn, qua khảo sát của trung tâm, hiện có hơn 4.200 hộ dân đang sinh sống trong khu vực I di tích Kinh thành Huế, đa số các hộ dân đều là lao động nghèo. Nhiều hộ dân sống trong những ngôi nhà tạm bợ, chật hẹp, các điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, làm mất mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng đến di tích.

Trước thực trạng trên, tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch di dời 4.200 hộ dân ra khỏi khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Việc di dời sẽ thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn một, từ năm 2019-2021, di dời hơn 2.930 hộ dân ở khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ thành hào... Giai đoạn 2 từ năm 2022-2025, di dời hơn 1.200 hộ dân các khu vực còn lại. Tổng kinh phí di dời, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế khoảng 2.735 tỷ đồng có hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch xây dựng khu tái định cư rộng 73 ha tại phường Hương Long (TP Huế). Kinh phí đầu tư khu tái định cư từ ngân sách địa phương, dự kiến khoảng hơn 1.360 tỷ đồng.

"Nếu di dời được các hộ dân khỏi khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ thành hào, Huế sẽ có thêm những sản phẩm du lịch mới như tuyến đi bộ trên Thượng thành, tham quan Kinh thành Huế bằng đường thủy trên Hộ thành hào", ông Tuấn nói.

Trước đó, giai đoạn 1996-2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã di dời  được 1.050 hộ dân tại các khu vực di tích đàn Xã Tắc, đàn Âm Hồn, Lầu Tàng Thơ.

Năm 1993, quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, khu Eo Bầu, Thượng Thành và các di tích nằm trong Kinh thành Huế trở thành khu vực I bảo vệ di tích. Theo Luật Di sản, đây là nơi cấm xây dựng, giữ nguyên hiện trạng.

Tuy nhiên, trước và sau năm 1975, hàng nghìn hộ dân đã lên khu vực Thượng Thành, Eo Bầu và các khu di tích nằm trong Kinh thành Huế sinh sống, xây dựng nhà cửa kiên cố.

Theo Võ Thạnh (VnE)

 

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bội chi năm 2016 và 2017 giảm, tốc độ tăng nợ công giảm  (9/10/2018)  
Cơ hội hàng Việt “tiến vào” Kuwait  (9/10/2018)  
Thanh long miền Nam bán đổ 1.000 đồng/kg, ở Hà Nội vẫn 20.000 đồng/kg  (9/10/2018)  
Phó thủ tướng: 'Lương công chức sẽ tăng 7% mỗi năm'  (9/10/2018)  
Khởi động cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp  (8/10/2018)  
87 nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh  (8/10/2018)  
7.000 tỷ đồng xóa lối đi tự mở qua đường sắt  (8/10/2018)  
Hàng trăm tấn tỏi có nguy cơ đổ bỏ do rớt giá  (8/10/2018)  
Hàng không bắt đầu bán vé máy bay tết từ hôm nay  (8/10/2018)  
Nam bộ ảnh hưởng ngập úng do triều cường  (8/10/2018)  
CÔNG TY TNHH DELTA GALIL VIỆT NAM
CÔNG TY CP BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH
Agribank
Báo Xuân 2019
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Bất động sản Phú Tài
thương mại điện tử
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn