• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Lao động - Việc làm|Hôn nhân - Gia đình|Thế giới quanh ta
Trong tỉnh|Trong nước - Quốc tế
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

GS Ðàm Thanh Sơn và niềm tự hào mang tên “Huy chương Dirac”

Tối 8.8 (theo giờ Việt Nam), Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP) xướng tên trao Giải thưởng và Huy chương Dirac 2018 cho 3 nhà vật lý học nổi tiếng thế giới, trong đó có nhà khoa học người Mỹ gốc Việt - GS Ðàm Thanh Sơn (nghiên cứu và giảng dạy tại ÐH Chicago, Mỹ).

Và, GS Đàm Thanh Sơn đón tin vui ấy cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước ngay tại TP Quy Nhơn - Bình Định, khi đang tham dự Hội nghị khoa học quốc tế: Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ, cũng đúng dịp kỷ niệm 25 năm Gặp gỡ Việt Nam.

GS Đàm Thanh Sơn (thứ 2, từ trái sang) thảo luận với các nhà khoa học trong nước và thế giới sáng 9.8 tại Hội nghị khoa học quốc tế Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ - kỷ niệm 25 năm Gặp gỡ Việt Nam diễn ra tại Trung tâm ICISE - TP Quy Nhơn.

Vinh danh

Huy chương Dirac của ICTP được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1985, lấy theo tên của P.A.M. Dirac - một trong những nhà vật lý học vĩ đại nhất thế kỷ XX. Huy chương được trao tặng thường niên vào ngày sinh nhật của Dirac là 8.8 cho các nhà khoa học có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực vật lý lý thuyết.

Trên trang ICTP nêu: “Đàm Thanh Sơn, sinh ra ở Hà Nội, là người đầu tiên hiểu rằng tính hai chiều của đo/trọng lực có thể được sử dụng để giải quyết các câu hỏi cơ bản trong các vấn đề tương tác mạnh của nhiều nguyên tử từ nguyên tử bị mắc kẹt lạnh đến plasma quark-gluon. Ông có thể chỉ ra rằng người ta có thể tính toán các hệ số vận chuyển, chẳng hạn như độ nhớt và độ dẫn điện, phân tích trong các hệ thống này, và kết đôi mạnh thường dẫn đến giới hạn cho các hệ số này. Gần đây, ông đã lập luận cho sự xuất hiện của một fermion Dirac ở mức bán-Landau, kết quả của công trình nghiên cứu đã kích thích sự phát triển nhanh chóng sự hiểu biết của chúng ta về lý thuyết đo ba chiều”.

GS Đàm Thanh Sơn là cựu học sinh khối chuyên Toán - Tin, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông từng đoạt HCV  tại Olympic Toán quốc tế 1984 tổ chức ở Praha (Cộng hòa Séc) với số điểm tuyệt đối 42/42 khi mới 15 tuổi, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Tổng hợp Moskva (Liên Xô) năm 25 tuổi.

Trong giai đoạn 1994 - 2008, Đàm Thanh Sơn là tác giả và đồng tác giả của 92 bài báo, bản báo cáo trong đó có tới 14 bài trên Physical Review Letters và nhiều công trình trên các tạp chí uy tín khác của Hội Vật lý Hoa Kỳ (American Physical Society) như Physical Review D, Physical Review B, Physical Review B.

Từ tháng 9.2012, ông là GS tại ĐH Chicago. Ông nghiên cứu về vật lý lý thuyết, chủ yếu là vật lý hạt cơ bản, vật lý hạt nhân và các ứng dụng của lý thuyết dây. Năm 2014, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, cũng năm này ông được bầu là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.

Nguồn: BTV

Tin tưởng và hy vọng

GS Đàm Thanh Sơn là nhà Vật lý trẻ tham dự Gặp gỡ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội năm 1993 - khi ấy đang là nghiên cứu sinh năm thứ 3. Từ bấy đến nay, ông là một trong những gương mặt “quen thuộc” của Gặp gỡ Việt Nam. Sáng 9.8, trong khuôn khổ Hội nghị khoa học quốc tế Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ - kỷ niệm 25 năm Gặp gỡ Việt Nam diễn ra tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam và các nhà khoa học đã chúc mừng thành công của GS Sơn.

“Nhiều nhà khoa học sau khi được trao Huy chương Dirac đã đoạt giải thưởng Nobel. Ít nhất 7 trong số những nhà khoa học tôi quen từng được trao Huy chương Dirac sau đó được vinh danh giải Nobel”.

GS Trần Thanh Vân

Chủ nhân của chương trình Gặp gỡ Việt Nam - GS Trần Thanh Vân - cho rằng, Dirac là một trong những huy chương có giá trị rất cao trong thế giới vật lý, nhất là vật lý lý thuyết. Vì thế, đây không chỉ là niềm vinh dự cho riêng Đàm Thanh Sơn mà là vinh dự cho cả giới khoa học và đất nước Việt Nam.

Chủ nhân của chương trình Gặp gỡ Việt Nam - GS Trần Thanh Vân - cho rằng, Dirac là một trong những huy chương có giá trị rất cao trong thế giới vật lý, nhất là vật lý lý thuyết. Vì thế, đây không chỉ là niềm vinh dự cho riêng Đàm Thanh Sơn mà là vinh dự cho cả giới khoa học và đất nước Việt Nam.

Còn TS Lê Đức Ninh, Viện nghiên cứu Khoa học và Giáo dục liên ngành, cho hay: “Lĩnh vực Vật lý rất khó ở chỗ công trình nghiên cứu hay phát minh đó phải được thực tế chứng minh thì mới được trao giải. Là một người trẻ, tôi học được ở anh Sơn sự đam mê khoa học và kiên trì với con đường của mình”, TS Ninh chia sẻ.

Giới khoa học Vật lý thế giới đánh giá rất cao GS Đàm Thanh Sơn. Nhưng với ông, có thể cảm nhận ở vị giáo sư này sự giản dị đến mức kiệm lời khi nói về bản thân và những thành công trong khoa học. Ngày 6.8.2018, Hội nghị khoa học quốc tế Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ, kỷ niệm 25 năm Gặp gỡ Việt Nam là lần hiếm hoi ông nói về mình: “Gặp gỡ Việt Nam cho tôi được mở rộng tầm nhìn, được gặp nhiều nhà khoa học từ nhiều nước khác nhau làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau”. Và, ông cũng ví, Trung tâm ICISE thu hút các nhà khoa học thế giới rất nổi tiếng chính là “cửa sổ” cho những người trẻ được tiếp xúc với bên ngoài như ông đã từng.

“Để nâng cao chất lượng khoa học Việt Nam là một bài toán rất khó. Nhưng tôi đã thấy ICISE như là một ví dụ chứng minh rằng có thể làm một cái gì đó thành công cho khoa học Việt Nam. Tôi hết sức cảm ơn GS Trần Thanh Vân đã cho tôi một ví dụ cho sáng kiến khoa học có thể thành công ở Việt Nam, và cho tôi sự tin tưởng và hy vọng vào tương lai tươi sáng của ngành Vật lý ở Việt Nam”, ông nhấn mạnh.

GS Trần Thanh Vân bày tỏ: “Chúng tôi rất mong sự cộng tác với GS Đàm Thanh Sơn ở Quy Nhơn sẽ đưa đến cho Quy Nhơn một sức mạnh lớn. Tôi rất mong lãnh đạo tỉnh sẽ cùng với chúng tôi thuyết phục Đàm Thanh Sơn về Quy Nhơn nhiều hơn nữa để có thể thành lập ở đây một viện nghiên cứu, tạo sức mạnh nghiên cứu lớn cho miền Trung phát triển cùng với hai đầu đất nước là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội”.

 

“Quan trọng nhất là sự tò mò và niềm đam mê khoa học”

Giao lưu với các học sinh đoạt các giải thưởng Olympic quốc tế vào sáng 8.8, GS Ðàm Thanh Sơn kể rằng, sau khi vào đội tuyển thi Toán quốc tế năm 1984 thì ông được quyền chọn môn học. Và, ông đã chọn Vật lý - môn học ông thích từ thuở bé. “Các bạn trẻ đã dấn thân vào khoa học thì phải xác định con đường có rất nhiều khó khăn. Nên đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn đó bằng cách hỏi đồng nghiệp, hỏi thầy giáo của mình. Trong khoa học, giao tiếp, cộng tác với những người đồng nghiệp rất quan trọng” - ông tâm sự.

MAI HOÀNG

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Khai mạc Diễn đàn Xúc tiến chuyển giao công nghệ Việt Nam - Lào 2018  (9/8/2018)  
Giáo sư Đàm Thanh Sơn được trao Huy chương Vật lý Dirac  (9/8/2018)  
Lượng người dùng Facebook ở khu vực APAC tăng trưởng nhiều nhất  (9/8/2018)  
Doanh nghiệp KH&CN đầu tiên về công nghệ thông tin  (9/8/2018)  
Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Trung tâm Khám phá khoa học  (9/8/2018)  
Giao lưu khoa học với chủ đề “Chúng ta có thực sự được tạo thành từ các hạt Quark”  (8/8/2018)  
Nước biển dâng có thể ảnh hưởng tới đường truyền internet  (8/8/2018)  
Mã độc Emotet tấn công vào hệ thống thông tin của Việt Nam  (8/8/2018)  
Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng 2018: 2 giải Nhất thuộc về học sinh Tuy Phước và Hoài Nhơn  (7/8/2018)  
Trí tò mò và niềm đam mê chính là động lực để đến với nghiên cứu khoa học  (7/8/2018)  
TẤM GƯƠNG HCM
CÔNG TY CP BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH
Agribank
Báo Xuân 2019
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
thương mại điện tử
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn