• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sáng tác

Ngõ nhà nội

Ông nội mất khi bà nội mới bốn mươi ba tuổi, hai đứa con. Một mẹ hai con, thời chiến loạn lạc, bà bỏ ba và cô tôi vào hai đầu quang gánh, gánh qua đồng ruộng, chạy tản cư. Giờ lớn, đã làm mẹ, mỗi lần hình dung cảnh một bà mẹ mảnh mai gánh hai con chạy dưới đạn bom, tôi mủi lòng muốn khóc. Nhờ trời thương, ba mẹ con lành lặn cho đến  ngày giải phóng. Dựng vợ gả chồng cho hai đứa con xong, bà nội lủi thủi một mình. Ba mẹ, cô dượng nói thế nào nội cũng không đi, nội bảo không đâu bằng nhà mình.

Nhà bà nội đứng một mình ở giữa cánh đồng. Một mình nhưng không chơ vơ. Ngôi nhà ba gian bằng gỗ, trước cửa là cái sân rộng, bên trái sân có một cái giếng và chiếc gàu dây. Sau nhà là một vườn cây ăn trái ngát xanh. Nhà tôi cách nhà nội khá xa. Từ trong xóm, để ra tới nhà nội, tôi sẽ phải đi bộ cỡ ba mươi phút. Phải cuốc bộ phần lớn đường đi nên mệt. Nhưng hồi nhỏ tôi rất thích nhà nội, đặc biệt là mùa hè. Trước ngõ nhà nội có sân rộng, tôi và thằng Tí thường chơi bắn bi, đánh lon, trốn tìm. Chỗ đó sát mấy bờ ruộng nên mùa hè hai đứa lùng tìm dế, lót mấy sợi cỏ vào lòng mũ, thúc cho chúng chọi. Tuổi thơ tôi vì thế in đậm bóng dáng nội.

Năm tôi vừa lên lớp 10, bà nội mất, ngôi nhà nhỏ lộng gió, rợp mát giữa đồng khóa cửa. Vì biết bà nội rất yêu, rất gắn bó với ngôi nhà giữa đồng nên dù có nhiều người đánh tiếng hỏi mua nhưng ba và cô tôi đều không muốn bán. Nhưng trừ thời gian đầu thường về thăm nom, tu sửa, về sau cả ba mẹ và cô dượng cứ thưa dần. Cả tôi nữa, trong ký ức của mình, tôi lúc nào cũng đau đáu những kỷ niệm ấu thơ, vậy mà từ ngày đi làm cho tới giờ, tôi cứ hẹn lần hẹn lữa chuyện về thăm nom nhà nội, mọi chuyện cùng lấn bấn chuyện cơm áo.

Nhưng nội ơi, chưa bao giờ cháu quên được ánh mắt lo âu của bà khi buồng dừa khô rơi bịch trước ngõ, nơi có hai đứa cháu đang vô tư nhảy lò cò…Đợt bão lớn vừa rồi nghe nói quê mình thiệt hại nhiều, tháng này nhất định con phải về xem sao!  

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Về ngồi bậc đá bờ ao  (1/11/2020)  
Trăng hát  (1/11/2020)  
Phác thảo đêm  (1/11/2020)  
Thu thả lá  (1/11/2020)  
Trò già thăm thầy cũ  (1/11/2020)  
Ngón phím du tình  (1/11/2020)  
NSNA Đào Tiến Đạt đoạt HCV nhiếp ảnh quốc tế  (25/10/2020)  
Tình thay lá  (25/10/2020)  
Mùa cũ  (25/10/2020)  
Rồi người đi  (25/10/2020)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn