• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sáng tác

Nhớ nấm

● Tản văn của TRẦN BĂNG KHUÊ

Trót hình dung về một khoảng ký ức mỏng, không thể dừng lại, nếu cất giữ tiếp trong những ngăn những hộc vô hình đó, rồi tự hẹn hò khất lần khất lữa thêm, mai mốt nhắc nhớ cũng được thì có khi mọi cảm giác lại vụt trôi đi mất. Phải an ủi mình rằng, đôi khi một nỗi nhớ riêng cũng phải có lý do để trải ra thành những con chữ như thế này…

Ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn sẽ không bao giờ quên khi trời chuyển tiết để bước vào mùa mưa, có những bận sáng sớm đám trẻ trâu bảnh mắt đã lướt ra vườn cười hí hửng, gào toáng từ xa một cách sung sướng với mẹ, khi thấy mấy ụ đất tròn tròn với đầu xám xám đen đen nổi lên. Nấm mối.

Tranh của họa sĩ NGUYỄN TẤN VĨ

Cả tổ nấm mối. Chúng thi nhau mọc lan thành cụm. Cụm này cụm kia gối lên nhau. Mắt trẻ long lanh vì tưởng tượng bữa canh nấm mối nấu với đọt rau lang non xanh sau vườn. Thứ canh rau ngày xưa mẹ nấu thường có dặm một ít mắm ruốc đậm đà vị giác. Nghe có tổ nấm mối đùn đất nảy lên, ai cũng khoái. Kỳ lạ vậy đó. Chút sản vật thiên nhiên của trời đất đủ để khiến mọi thứ sau cơn mưa ở xứ sở đất đỏ này bừng sáng nụ cười.

Mà ngày ấy, đất còn mênh mông, cây cỏ rau dại còn đua nhau mọc tươi tốt sau cơn mưa không cần đến các giống phân bón gì. Đất được bồi dưỡng một cách tự nhiên, nên có lẽ vì thế mà nấm mối cũng thường xuyên xuất hiện. Nhiều vô kể. Nhớ ra, ông anh họ ở cùng gia đình từ bé, chẳng khác gì con trai của ba mẹ, cũng có gu ăn uống hợp rơ với mẹ, cũng khoái món canh nấm mối đọt rau lang mẹ nấu hay kể cả mấy món canh cà, lá sắn cay xé lưỡi của người miền núi nữa.

Mỗi lần thấy nấm mối được đào lên nằm trong rổ vẫn còn dính đầy đất đỏ là ổng cười tít mắt. Chắc chắn ông ấy đang tưởng tượng thêm một món khác là nấm mối phi tỏi xào đọt rau lang với tóp mỡ. Mùa mưa có canh nấm mối, có nấm mối xào, thêm dăm khúc cá mối khô kho rim rim mằn mặn nữa thì cơm mấy cũng sạch nồi.

Bây giờ, muốn tìm nấm mối mọc sau mưa chắc hẳn sẽ đỏ con mắt. Chẳng hiểu tại sao, càng ngày nấm mối càng hiếm dần đi, hay là từ khi nhà chuyển lên phố, đất vườn thu hẹp lại, không còn thấy nấm mối nữa. Hoặc cũng có thể là một nguyên nhân nào đó khác?

Mùa này, những hôm thức dậy nghe hơi sương lành lạnh, lại hóng mắt ra mảnh vườn bên cạnh, thấy nước còn đọng trên cành lá, cây cỏ. Thử nhìn chăm chắm xuống mặt đất coi có ụ đất đỏ nào ùn ùn nổi lên không, để đoán xem dưới đó phải chăng là nấm mối? Nhưng hiếm khi được thấy lắm. Bỗng dưng lại thèm cảm giác reo mừng như thời trẻ nít háo hức vác cái cuốc bé bé ra vườn đào nấm mối và ngồi mơ tô canh nấu với đọt rau lang dặm ít mắm ruốc của mẹ.

Nếu không hữu duyên đọc được mấy dòng khoe món canh nấm mối mọc sau mưa nấu trên chùa của một “lão nông” nào đó, hẳn đã quên khuấy đi một thứ sản vật của đất trời đã từng là sự kết nối những khoảnh khắc cảm giác kia lại thành dấu vết ký ức tuổi thơ trong ánh mắt, tiếng cười sau cơn mưa mùa hè. Lại nghĩ, từ thời tranh tối tranh sáng đó đến giờ, thiên nhiên, trời và đất chưa bao giờ bạc đãi con người. Nói chuyện nhớ cây nấm mối mọc sau mưa, nói chuyện nhớ mấy món ăn dân dã, cuối cùng cũng chỉ để tự nhắc nhở về việc phải sống như thế nào cho tử tế với thiên nhiên mới mong nhận lại được những thức quà quý giá như nấm mối vậy.

Tháng tám. Trời oi nồng xứ bazan vẫn còn là mùa mưa. Những cơn mưa gầy guộc. Những cơn mưa đổ dốc. Những cơn mưa ngày xưa, nuôi dưỡng mùa nấm mối, nuôi dưỡng tuổi thơ trưởng thành. Những cơn mưa tưới tắm rau cỏ, và giữ gìn dòng ký ức của con người còn ở đó, hay xa nhà, những con người từng sống ở đó hoặc đã rời khỏi cuộc sinh tồn biền biệt này vào mùa xuân mới đây thôi, rồi hóa thân trong bụi đất, sương lạnh. Bất giác, nghe lòng trĩu nặng những ưu tư sâu thẳm, “hình dạng của một kiếp người có khi cũng chỉ giống như một tổ nấm mối ùn đất nảy lên mà thôi”.

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Sóng ngầm  (9/8/2020)  
Biển Quy Nhơn  (9/8/2020)  
Chăm Phật  (9/8/2020)  
Lưng chừng mười bảy  (9/8/2020)  
Trường làng tôi  (9/8/2020)  
Tạ ơn Mẹ  (9/8/2020)  
Blue Jazz  (2/8/2020)  
Võng trăng  (2/8/2020)  
Em ơi trở lại quê nhà  (2/8/2020)  
Thử một lần tha thứ  (2/8/2020)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn