• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Hoài Nhơn: Nghệ nhân bài chòi tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ

Huyện Hoài Nhơn là địa phương tiêu biểu trong thực hiện công tác bảo tồn và phát huy hội đánh bài chòi dân gian. Bên cạnh sự quan tâm của các cấp, các ngành, không thể không kể đến sự tâm huyết của các nghệ nhân khi đi đến nhiều địa phương, trường học để truyền dạy và phục dựng hội đánh bài chòi. 

 

Hội đánh bài chòi dân gian đã được tổ chức phục vụ người dân ở nhiều xã, thị trấn của huyện Hoài Nhơn.

Người dân Hoài Nhơn vốn có truyền thống yêu thích hô hát bài chòi. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, tại thôn Thạnh Xuân, xã Hoài Hương, nghệ nhân ưu tú Phạm Nghiễm (đã mất) đã từng đứng ra tổ chức các hội đánh bài chòi vào dịp tết.

Đến đợt tập huấn phục dựng hội đánh bài chòi dân gian do tỉnh tổ chức cách đây 8 năm, các nghệ nhân xứ dừa đã được nâng cao hơn ý thức, tích cực chung tay thực hiện công tác này. Hiện 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có CLB bài chòi dân gian. Đặc biệt, 3 trường THCS Hoài Châu, Tam Quan, Tam Quan Nam cũng thành lập và duy trì hoạt động CLB bài chòi dân gian, thu hút học sinh tham gia. Tuy vậy, quan trọng hơn lượng vẫn là chất, là khả năng hoạt động của các CLB. Điều này đòi hỏi công tác truyền dạy và phục dựng cần chú trọng cả hai yếu tố rộng sâu.

Về bề rộng, nói cách khác là tính lan tỏa, việc truyền dạy và phục dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng dân cư, tạo sự yêu thích nghệ thuật hô hát bài chòi dân gian đối với người dân. Được sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm VH-TT&TT và Phòng VH&TT huyện Hoài Nhơn, lực lượng nghệ nhân của huyện đã truyền dạy, giúp cho ban hiệu của các CLB hiểu và thực hiện được các hoạt động có tính nghi lễ của hội đánh bài chòi, như: Thủ tục như khai trường, khai hội, cách di chuyển, chào mời, dâng thưởng; thuộc lòng các câu thai sẵn có trong dân gian; cách hô các câu thai đúng chất bài chòi cổ từ các làn điệu cơ bản… Có thể nói, đây là những kỹ năng cơ bản mà các hiệu phải thực hiện được. Qua công tác truyền dạy và phục dựng hội đánh bài chòi ở các xã do các nghệ nhân thực hiện, hầu hết anh hiệu, chị hiệu ở địa phương đều nhiệt tình hưởng ứng.

Về chiều sâu, là bước truyền dạy và phục dựng có tính nâng cao, chú trọng đầu tư khả năng diễn xướng của các hiệu, tạo nên chất lượng đồng đều của một ban hiệu, nhằm lôi cuốn và phục vụ tốt hơn người dân đến chơi. Trong quá trình truyền dạy, các nghệ nhân luôn gợi ý những người làm hiệu phải thường xuyên trau dồi năng lực diễn xướng. Bước đầu, các CLB được cung cấp các câu thai mới qua sưu tầm hoặc sáng tác, sau đó tập cho các thành viên CLB tự sáng tác câu thai. Mỗi tên con bài trong hội đánh bài chòi đều có thể tạo ra những câu thai mới, nhưng phải giữ được ý nghĩa và nét đẹp dân gian của câu thai. Điều quan trọng là mỗi câu thai, nội dung của nó đều nảy sinh từ một tình huống cụ thể mà người làm hiệu phải có khả năng ứng diễn một cách ngẫu hứng, từ những mối tương tác tổng hòa trong không gian diễn xướng. Ban hiệu ở một CLB nếu đạt được khả năng diễn xướng như vậy, là đã làm bật lên được giá trị của Di sản văn hóa bài chòi dân gian Bình Định.

Ngoài ra, hưởng ứng dự án sân khấu học đường, đưa nghệ thuật tuồng và bài chòi vào trường học, một số nghệ nhân bài chòi tiêu biểu của huyện đã tích cực đi về các trường THCS để hướng dẫn về hội đánh bài chòi. Ở lứa tuổi này, các em học sinh có khả năng nắm bắt khá tốt, nên thuận tiện trong việc truyền dạy về cách hô hát bài chòi dân gian. Ngoài những câu thai cổ đã và đang được lưu truyền cần phải cho học sinh học thuộc để bảo tồn, nghệ nhân khi truyền dạy còn phải sáng tác nhiều câu thai mới phù hợp với tâm lý tình cảm của lứa tuổi này. Vì vậy, khi tham gia làm hiệu, các em đã vận dụng được những tình huống phù hợp để phát huy năng lực diễn xướng trong hội chơi.        

LONG LÝ  

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bình Định có 4 nghệ sĩ được phong tặng NSƯT  (29/8/2019)  
“Các nghệ sĩ thực sự là những ngôi sao chiếu sáng bầu trời nghệ thuật của Việt Nam”  (29/8/2019)  
Thủ tướng: Thông qua nghệ thuật để xây dựng một tâm hồn có chiều sâu, có vẻ đẹp cho dân tộc  (29/8/2019)  
Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung  (29/8/2019)  
200 tài liệu về Hội nghị Geneva được Nga và Việt Nam công bố  (29/8/2019)  
Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia  (28/8/2019)  
Algeria ra mắt phim tài liệu 'Việt Nam, viên ngọc quý của châu Á'  (28/8/2019)  
Phát hành đặc biệt bộ tem và bộ lịch về Bác Hồ  (28/8/2019)  
Quy Nhơn đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư  (27/8/2019)  
Lễ Giỗ Hoàng đế Quang Trung năm 2019  (27/8/2019)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn