• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Tưởng niệm 139 năm ngày mất Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu

Sáng 7.6, UBND huyện Tuy Phước và Ban giám đốc Nhà hát tuồng Đào Tấn long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 139 năm (1822 -2019) ngày mất Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - nhà soạn tuồng kiệt xuất - tại nhà thờ từ đường của ông ở thôn Kỳ Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.

 

Các đại biểu về dự lễ dâng hương

Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu sinh ngày 21.7 năm Minh Mệnh thứ 2 (năm 1822), mất năm Tự Đức thứ 33 (1880), quê ở làng Nhơn Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định. Ông nổi tiếng văn hay, học giỏi nhưng chỉ thi đỗ ở bậc Tú tài (nên dân gian gọi ông là Cụ Tú Nhơn Ân) vì vướng bận mối tình trắc ẩn mà đau khổ nên không thể thi đỗ lên bậc cao hơn. Ông không đi thi nữa mà mở trường dạy học tại quê hương, trọn đời làm một ông giáo làng, một ông nghiệp sư tuồng bình dị mà vĩ đại, viết nên những pho tuồng bất hủ và đào tạo ra nhiều chí sĩ và tài năng tuồng, trong đó nổi bật là Đào Tấn.

Theo giáo sư Hoàng Chương, thành tựu sân khấu của Nguyễn Diêu hoàn toàn có thể sánh ngang với người học trò thiên tài của mình, hậu tổ tuồng Đào Tấn. Thân thế và sự nghiệp của ông đã không được nghiên cứu đầy đủ và tôn vinh xứng đáng vì nhiều lý do như trọn đời ông chỉ sống ở làng quê của mình. Các di cảo của ông không có điều kiện được gìn giữ cẩn thận, trước đây người ta chỉ biết ông là tác giả của bộ tuồng Ngũ hổ bình Liêu, vở Liệu đố thì gần như biệt tích, còn vở Tiết Giao đoạt ngọc lại được một số học giả coi là của Đào Tấn...

Nguồn: BTV

Để tôn vinh nhân cách, sự cống hiến lớn lao đối với Tuồng nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung và di sản vô giá mà Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu để lại cho hậu thế, ngày 1.2.2016, phần mộ của Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Xuân Vinh

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Cà phê tranh của Nguyên  (7/6/2019)  
39 tác phẩm đạt Giải thưởng Báo chí tỉnh Bình Định năm 2019  (6/6/2019)  
‘Hành động của người mẫu Ngọc Trinh là sự lệch chuẩn văn hóa’  (5/6/2019)  
Cơ hội thưởng thức các tác phẩm đặc sắc của Mozart tại Việt Nam  (5/6/2019)  
'Hãy cứu biển' - Triển lãm ảnh đầu tiên về rác thải nhựa ở Việt Nam  (5/6/2019)  
Sách & niềm vui ngày cuối tuần của bé  (5/6/2019)  
Nghệ sĩ Ðình Trương: Xuất sắc với vai phản diện  (4/6/2019)  
Sắc màu Việt Nam trong lễ hội các dân tộc thiểu số tại CH Séc  (4/6/2019)  
Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp: Một người con của quê hương  (4/6/2019)  
Sẻ chia từ phía con chữ...  (4/6/2019)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn